Tin chuyên ngành

  • Thế khó doanh nghiệp dệt may

    Những tháng cuối năm ngành dệt may sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng triển vọng sẽ tươi sáng hơn từ năm 2023, nhờ Hiệp định EVFTA và lạm phát có thể hạ nhiệt.

  • Truy xuất nguồn gốc hàng dệt may: Sử dụng thẻ bảo mật (secured tag)

    Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm bảo mật cho sản phẩm dệt may giúp giám sát và kiểm soát các quá trình sản xuất cũng như các hoạt động trong chuỗi cung ứng. Hệ thống này được thực hiện theo quy trình sản xuất hàng dệt, được mã hóa và được xác nhận trên một thẻ bảo mật hai lớp, trong thẻ có chứa các “hạt” (particles) phân bố ngẫu nhiên trên bề mặt vải (sản phẩm may) nhờ vào công nghệ in lưới truyền thống. Các “hạt” này có kích thước siêu nhỏ, dễ “đọc” và dễ nhận diện (xác nhận); đồng thời các “hạt” được tạo ra từ một quy trình ngẫu nhiên nên không thể làm giả. Tác giả của nghiên cứu này dự đoán đây có thể là giải pháp thay thế cho các loại thẻ mà ngành dệt may đang sử dụng hiện nay bảo mật hơn, an toàn hơn nhưng chi phí rẻ hơn.

  • Dệt may có nhu cầu lớn về vốn FDI

    Ngành dệt may vẫn có nhu cầu lớn về kéo dòng vốn ngoại vào sản xuất vải, sợi, phụ liệu để phục vụ nhu cầu xuất khẩu để tận dụng ưu đãi thuế quan từ các hiệp định thương mại tự do (FTA).

  • Truy xuất nguồn gốc sản phẩm may bằng công nghệ chuỗi khối

    Trong những năm gần đây, dưới sự phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0, “công nghiệp kết nối” đã có rất nhiều phương pháp khác nhau để giám sát quá trình và hoạt động sản xuất. Những phương pháp này dẫn đến việc “ảo hóa” các quy trình, cung cấp khả năng truy cập theo thời gian thực trong chuỗi cung ứng. Có nhiều đề xuất nhằm đưa việc truy xuất nguồn gốc, giám sát quá trình trở thành yếu tố cạnh tranh và đáng tin cậy cho người tiêu dùng trong đó có công nghệ chuỗi khối.

  • Chờ chính sách thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ dệt may

    7 tháng năm nay, Việt Nam chi hơn 15 tỷ USD để nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất dệt may. Điều này cho thấy ngành vẫn phụ thuộc khá lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu và công nghiệp hỗ trợ ngành vừa thiếu, vừa yếu. Để cải thiện tình hình, các doanh nghiệp đang trông chờ Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030.

  • Thời trang ngoại cạnh tranh mạnh mẽ tại thị trường nội địa

    Trong 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu (XK) dệt may ước đạt khoảng 22,3 tỷ USD (tăng gần 18% so với cùng kỳ năm 2021) và mục tiêu XK cả năm đạt 42 - 43 tỷ USD. Trong nhiều năm qua, XK dệt may Việt Nam luôn đứng ở vị trí cao, luôn nằm trong “top” đầu XK may mặc của thế giới, nhưng lại “bỏ quên” thị trường trong nước.

TỶ GIÁ

Thống kê truy cập

Số người online: 1652

Tổng số lượt truy cập: 8,570,804

Sự kiện sắp diễn ra

Đăng ký tham gia

ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN

Vui lòng đọc kĩ nội dung Thư mời gia nhập hội
Điền đầy đủ thông tin vào đơn gia nhập hội và gửi về địa chỉ bên dưới

  • Address: 183H Dương Quảng Hàm, P. 5, Q.Gò Vấp
  • Phone: (08) 6 2973 567 - Fax : (08) 62 973 540
  • Website: http://agtek.org.vn/