Hiểu rõ CPTPP để hiện thực hóa các cơ hội kinh doanh

Ngày 18/1, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo "CPTPP với doanh nghiệp Việt: Lợi ích hay Thách thức". Tại hội thảo, nhiều đại diện doanh nghiệp đã cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu nhiều tác động từ CPTPP như: CPTPP thống nhất các quy định về đầu tư và dịch vụ đối với rất nhiều lĩnh vực, việc cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa giữa các nước trong CPTPP cũng như các quy tắc về nguồn gốc xuất xứ… Điều này sẽ trở thành lợi thế hay khó khăn sẽ còn tùy thuộc vào việc doanh nghiệp có tận dụng và vượt qua được hay không.

Ngày 18/1, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo "CPTPP với doanh nghiệp Việt: Lợi ích hay Thách thức". Tại hội thảo, nhiều đại diện doanh nghiệp đã cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu nhiều tác động từ CPTPP như: CPTPP thống nhất các quy định về đầu tư và dịch vụ đối với rất nhiều lĩnh vực, việc cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa giữa các nước trong CPTPP cũng như các quy tắc về nguồn gốc xuất xứ… Điều này sẽ trở thành lợi thế hay khó khăn sẽ còn tùy thuộc vào việc doanh nghiệp có tận dụng và vượt qua được hay không.  

Cơ hội cho ngành dệt may trong CPTPP là mở rộng thị trường sang Mexico, Peru và Canada. Ảnh: Xuân Thảo.

Xóa bỏ gần như 100% các dòng thuế cho Việt Nam

Trước Việt Nam, CPTPP đã có hiệu lực với 6 nước từ 30/12/2018, là Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia. Bao gồm 11 quốc gia, Hiệp định CPTPP tạo nên một khu vực kinh tế tự do khổng lồ, có phạm vi thị trường khoảng 500 triệu người dân và chiếm 13% GDP toàn cầu, từng bước bãi bỏ thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu nhiều tác động từ CPTPP như CPTPP thống nhất các quy định về đầu tư và dịch vụ đối với rất nhiều lĩnh vực, việc cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa giữa các nước trong CPTPP cũng như các quy tắc về nguồn gốc xuất xứ. 

CPTPP hướng tới cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại, đồng thời xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm... Đây là cơ hội song cũng tạo ra không ít áp lực cho hệ thống chính sách, pháp luật, môi trường đầu tư, công nghệ và năng lực cạnh tranh của Việt Nam.

Phát biểu tại hội thảo bà Phạm Quỳnh Mai, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công thương) cho biết, đối với Việt Nam, các nước cam kết xóa bỏ gần như 100% số dòng thuế ở các ngành đồ gỗ, thủy sản... Nhật Bản cam kết xóa bỏ 86% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng cam kết xóa bỏ nhiều dòng thuế với các thành viên tham gia hiệp định. Với một số mặt hàng nhạy cảm như bia, thịt gà, Việt Nam có lộ trình cắt giảm thuế cho các nước khác trong 10 năm. Các lĩnh vực Việt Nam được hưởng lợi nhiều như giày dép, cà phê, chè, hạt tiêu... Các mặt hàng trên ta có thể xuất sang các thị trường Canada, Nhật Bản...

“CPTPP giúp củng cố, nâng cao vai trò của Việt Nam trong mắt cộng đồng kinh doanh, đầu tư quốc tế, tạo động lực thúc đẩy mở cửa, phát triển mở cửa thị trường. Với vai trò là nước tham gia xây dựng hiệp định CPTPP, Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so với các doanh nghiệp khác với hàng loạt hàng rào thuế quan được xóa bỏ. Dù không còn Mỹ, CPTPP vẫn chiếm quy mô thị trường khoảng 13,5% GDP toàn cầu. Bên cạnh đó, CPTPP còn thúc đẩy cải cách, tạo thuận lợi cho kinh doanh, xóa bỏ rào cản thương mại. Việt Nam có thể tích cực áp dụng cam kết để mở rộng thị trường. Khi hiệp định có liệu lực, hàng triệu việc làm được tạo ra cho người lao động, giúp xóa đói giảm nghèo. CPTPP mang đến nhiều lợi thế song cũng không ít thách thức đặt ra cho cộng đồng doanh nghiệp. Ngoài những mặt hàng có thế mạnh, Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng một số mặt hàng như thực phẩm, ô tô....”, bà Mai cho biết thêm. 

Xây dựng trung tâm thông tin hỗ trợ doanh nghiệp

Đứng ở góc nhìn doanh nghiệp, ông Nguyễn Cao Trí, Tổng Giám đốc NS BlueScope Lysaght Việt Nam cho rằng để tận dụng được những lợi thế từ CPTPP, một trong những yếu tố quan trọng trong mô hình chăn nuôi là nguồn cung cấp thực phẩm. Hiện, 60-65% chi phí chăn nuôi nằm ở nguồn thực phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có nguồn lương thực đầu vào tốt, được kiểm soát chất lượng, chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn vật nuôi đồng thời áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi.

Đồng thời, Tổng Giám đốc NS BlueScope Lysaght Việt Nam cũng nhấn mạnh chúng ta cần có cơ chế phù hợp, xây dựng trung tâm hỗ trợ thông tin để hỗ trợ doanh nghiệp. Điều quan trọng là làm sao để tạo ra vùng trọng điểm trong chăn nuôi như mô hình của các nước tiên tiến. Theo ông, để làm điều này cần có sự đồng hành của doanh nghiệp, Chính phủ để tăng sức cạnh tranh, đón đầu lợi thế của CPTPP.

Còn theo ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cơ hội cho ngành dệt may trong CPTPP là mở rộng thị trường sang Mexico, Peru và Canada. Ngoài ra, những tác động khác nhau thúc đẩy cải cách thể chế, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch hơn... cũng có ảnh hưởng tích cực lên ngành dệt may.

Theo nhận định của ông Cẩm, cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may trong CPTPP là mở rộng thị trường sang Mexico, Peru và Canada. Ngoài ra, những tác động khác nhau thúc đẩy cải cách thể chế, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch hơn... cũng có ảnh hưởng tích cực lên ngành dệt may. Song song đó, doanh nghiệp dệt may vẫn còn gặp nhiều thách thức. Trong đó, quy định xuất xứ từ sợi của CPTPP đã đánh đúng vào điểm nghẽn của ngành. Với lợi thế ưu đãi thuế quên của CPTPP, các đối thủ cạnh tranh sẽ hỗ trợ công nghiệp dệt may của họ. Một số nước xuất khẩu dệt may mới nổi như Campuchia, Myanmar, Lào cũng được hưởng thuế 0% từ EU. Vì vậy, nhiều nước sẽ sử dụng cơ chế phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất nội địa. 

Cũng theo ông Cẩm, để tận dụng lợi thế của CPTPP, đầu tiên, các doanh nghiệp phải hiểu về CPTPP, nắm kỹ thông tin về ngành dệt may, từ đó, biết chúng ta là ai, có thế mạnh gì và thị trường trong CPTPP có đặc điểm gì để đánh đúng thị trường.

Muốn giải quyết được điểm nghẽn, các doanh nghiệp mạnh phải liên kết với nhau, cần xây dựng chuỗi liên kết doanh nghiệp, nhất là trong nước và đầu tư nước ngoài. Liên quan đến vấn đề lao động, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh vấn đề đào tạo. Hiệp hội Dệt may cũng liên kết với nhiều nước mở lớp đào tạo.

Nguồn:baohaiquan.vn

ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN

Vui lòng đọc kĩ nội dung Thư mời gia nhập hội
Điền đầy đủ thông tin vào đơn gia nhập hội và gửi về địa chỉ bên dưới

  • Address: 183H Dương Quảng Hàm, P. 5, Q.Gò Vấp
  • Phone: (08) 6 2973 567 - Fax : (08) 62 973 540
  • Website: http://agtek.org.vn/