Xuất khẩu dệt may đạt tốc độ tăng trưởng cao trên 16%

Trong nửa đầu năm 2018, xuất khẩu dệt may đã đem về 16,5 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị thặng dự thương mại đạt 7,6 tỷ USD, tăng gần 14% so với cùng kỳ.

Thặng dự thương mại ngành dệt may đạt 7,6 tỷ USD

Thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dệt may, ông Cao Hữu Hiếu- Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex)- cho biết, trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu dệt may đã đem về 16,5 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm trước. Riêng xuất khẩu mặt hàng may mặc trong nửa đầu năm đạt 12,86 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm ngoài. Mặt hàng vải đạt 787 triệu USD, tăng cao với 32%. Các mặt hàng có giá trị gia tăng cao như xơ sợi tăng 19%, vải địa kỹ thuật tăng 12%, phụ liệu dệt may tăng 19%...

Trong nửa đầu năm 2018, ngành dệt may cũng đã nhập khẩu 10,78 tỷ USD nguyên phụ liệu. Như vậy, thặng dự thương mại ngành dệt may đạt 7,6 tỷ USD.

Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết năm. Những thị trường xuất khẩu trọng điểm như: Hoa Kỳ, các nước khối Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN... đều có tốc độ tăng cao so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại sản phẩm may mặc của Việt Nam. Tiếp đó là thị trường Nhật Bản, rồi đến thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc.

Các mặt hàng xuất khẩu bứt phá mạnh trong 6 tháng đầu năm 2018 là vải, áo thun, áo jacket, váy...

Đạt mục tiêu xuất khẩu 35 tỷ USD

Với những tín hiệu tích cực về thị trường, ông Hiếu dự báo cả năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 6 tháng cuối năm sẽ đạt 18,5 tỷ USD, nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 35 tỷ USD, vượt 1 tỷ USD so với kế hoạch đề ra từ đầu năm.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trên, theo ông Hiếu, doanh nghiệp dệt may cần tiếp tục đầu tư chiều sâu, với máy móc dây chuyền hiện đại để tăng năng suất lao động; tăng ứng dụng công nghệ 4.0, sử dụng máy móc thông minh thay con người ở một số công đoạn. Cùng với đó, là đào tạo nâng cao tay nghề người lao động. Đồng thời, đẩy mạnh đầu tư phát triển ngành thiết kế, tăng tỷ lệ bán hàng ODM (thiết kế, sản xuất), nhằm tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Đặc biệt, các doanh nghiệp cần hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất dệt may, từ khâu sản xuất sợi, dệt, nhuộm, đến may, nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Bên cạnh đó, các.

Cùng với đẩy mạnh xuất khẩu, doanh nghiệp cần chú trọng đến thị trường nội địa với trên 90 triệu dân, tập trung đầu tư xây dựng thương hiệu mới và phát triển các kênh tiêu thụ - ông Hiếu nói và cho biết, Tập đoàn Dệt May đã thể hiện quyết tâm chiếm lĩnh lại thị trường nội địa bằng việc đã mở lại Trung tâm thời trang Vinatex 25 Bà Triệu (Hà Nội). Với tiêu chí 100% là hàng dệt may Việt Nam, toàn bộ sản phẩm bày bán tại Trung tâm này đều được sản xuất trong nước bởi những thương hiệu thời trang uy tín và nổi tiếng trong nước.

Do chủng loại sản phẩm đa dạng, hình thức phong phú, phù hợp với nhiều độ tuổi, sở thích cũng như mục đích sử dụng nên Trung tâm là điểm đến mua sắm thuận tiện và đáng tin cậy cho cả gia đình. Chỉ sau 2,5 tháng đi vào hoạt động, doanh thu của trung tâm đã đạt trên 20 tỷ đồng. Đây là tín hiệu đáng mừng, và Tập đoàn đã quyết định sẽ tiếp tục mở thêm 1 Trung tâm thời trang Vinatex tại 57 Phan Chu Trinh (Hà Nội)- ông Hiếu cho biết thêm.

xuat khau det may dat toc do tang truong cao tren 16
Được xây dựng và vận hành dựa trên mô hình bán lẻ hàng đầu,Trung tâm Thời trang Vinatex là một trong những thương hiệu bán lẻ thời trang được yêu thích và tin tưởng nhất hiện nay tại Hà Nội

Nguồn: congthuong.vn

ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN

Vui lòng đọc kĩ nội dung Thư mời gia nhập hội
Điền đầy đủ thông tin vào đơn gia nhập hội và gửi về địa chỉ bên dưới

  • Address: 183H Dương Quảng Hàm, P. 5, Q.Gò Vấp
  • Phone: (08) 6 2973 567 - Fax : (08) 62 973 540
  • Website: http://agtek.org.vn/