Với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 ở mức 6% trình Chính phủ của Hội đồng Tiền lương quốc gia, phương án tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 được áp dụng như sau:
- Mức 4,68 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I (hiện đang là 4,42 triệu đồng/tháng)
- Mức 4,16 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II (hiện đang là 3,92 triệu đồng/tháng)
- Mức 3,63 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III (hiện đang là 3,43 triệu đồng/tháng).
- Mức 3,25 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV (hiện đang là 3,07 triệu đồng/tháng).
Theo đó, nếu đề xuất tăng lương của Hội đồng Tiền lương quốc gia được Chính phủ thông qua thì sau 2,5 năm giữ nguyên, từ ngày 1/7/2022, mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm từ 180 nghìn đồng đến 260 nghìn đồng/tháng, tùy vùng.
Tuy nhiên doanh nghiệp cần lưu ý:
Nội dung khác nhau cơ bản giữa lần nâng lương tối thiểu vùng lần này (NĐ 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022) và các lần nâng lương tối thiểu vùng trước đó, gần nhất là NĐ 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019) đó là:
+ Không quy định về áp dụng LTT vùng để xây dựng thang bảng lương (tức là không quy định độ giãn cách tối thiểu 5% giữa các bậc, vì Nghị định 49/2013/NĐ-CP đã không còn hiệu lực và được thay thế bằng NĐ 145/NĐ/2020/NĐ ngày 14/12/2020)
+ Không bắt buộc phải cộng thêm 7% đối với ngành nghề phải qua đào tạo, 5% hoặc 7% đối với các ngành nghề độc hại hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại.
Các nội dung trên hoàn toàn do thỏa thuận giữa NSDLĐ và người lao động.
Tuy nhiên cần lưu ý là tại khoản 3, Điều 5 quy định “Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”.
Như vậy, các trường hợp đã thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động về tỷ lệ 7% cho đào tạo, 5% hoặc 7% ngành nghề độc hại hoặc ĐBNNĐH thì phải được duy trì, trừ khi được thỏa thuận lại. Còn từ nay về sau có hay không 7% đào tạo và 5 hoặc 7% độc hại hoặc đặc biệt NNĐH gắn với lương tối thiểu là do thỏa thuận giữa NSDLĐ và NLĐ. Mức lương thỏa thuận ghi trong HĐLĐ đã bằng hoặc cao hơn mức LTT vùng quy định tại NĐ 38/2022/NĐ-CP thì coi như không phải thỏa thuận lại và đóng thêm. Còn nếu thấp hơn thì đương nhiên phải thỏa thuận lại và đóng thêm từ 01/7/2022. Các khoản phụ cấp và bổ sung khác cộng vào để trích nộp thì theo quy định của pháp luật.
Nguồn: Vitas