Tài liệu hướng dẫn phòng, tránh dịch Covid-19 dành cho các nhà máy tham gia chương trình Better Work Việt Nam

Tài liệu Hướng dẫn này được phát triển bởi Chương trình Better Work Vietnam (BWV), dựa trên Luật lao động Việt Nam và thông qua tham vấn với Thanh tra Bộ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Tài liệu Hướng dẫn này được phát triển bởi Chương trình Better Work Vietnam (BWV), dựa trên Luật lao động Việt Nam và thông qua tham vấn với Thanh tra Bộ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
 





















Tài liệu bao gồm một số điểm tư vấn chung:

1.  Tuy hầu hết các doanh nghiệp dệt may và da giầy đều gặp khó khăn chung của ngành, nhưng điều kiện mỗi doanh nghiệp khác nhau. Doanh nghiệp cần phân tích hiện trạng của doanh nghiệp, xác định rõ nguyên nhân gây khó khăn vd. thị trường xuất khẩu, nguồn nguyên phụ liệu, mức độ tập trung của đơn hàng, để chủ động trao đổi với các đối tác trong chuỗi cung ứng nhằm giảm thiểu thiệt hại cho nhà máy, giảm thiểu nguy cơ phải cắt giảm lao động.

2.  Trong trường hợp phải xây dựng phương án thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc tổng thể các yếu tố như mặt bằng lương trong khu vực, cạnh tranh lao động, kỹ năng nghề, hoàn cảnh thực tế của từng người lao động (ví dụ như phải nuôi bố mẹ già yếu, nuôi con nhỏ...) và sự cống hiến của người lao động trước đây để thỏa thuận với người lao động, xây dựng các phương án hài hòa lợi ích giữa các bên. Các biện pháp thực hiện cần cân nhắc rõ ràng lợi của doanh nghiệp, của người lao động, để đảm bảo đồng thuận trong lúc thực hiện.

3.  Cán bộ nhân sự cũng cần cân nhắc văn hóa, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, để các biện pháp áp dụng trong giai đoạn khó khăn trước mắt không ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp sau khủng hoảng.

4.  Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID 19, Chính phủ dự kiến sẽ ban hành các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp, có thể bao gồm cả các khoản hỗ trợ doanh nghiệp khi phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động (hỗ trợ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, BXHTNLĐ, BNN v.v…). Doanh nghiệp cần chủ động cập nhật tình hình để cân nhắc trong quá trình thực hiện thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân sự.

5.  Theo luật lao động Việt Nam hiện hành, doanh nghiệp và người lao động có thể cân nhắc áp dụng một trong 5 cách Mỗi cách làm đều có điểm mạnh, điểm yếu, và quyền lợi, nghĩa vụ cho các bên. Doanh nghiệp có thể cân nhắc áp dụng một cách làm, hoặc kết hợp nhiều cách làm.

Chi tiết xin tải Tại đây

ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN

TRỞ THÀNH HỘI VIÊN AGTEK - MỞ RỘNG MẠNG LƯỚI - PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA BẠN - GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM BỀN VỮNG 
“AGTEK – Kết Nối Doanh Nghiệp Dệt May, Thời Trang Vì Một Tương Lai Bền Vững”
 
Kính gửi: Quý Doanh nghiệp,
 

Hiệp hội Dệt May Thời Trang TP.HCM (AGTEK), tiền thân là Hội Dệt May Thêu Đan TP.HCM, với hơn 30 năm hình thành và phát triển, luôn tự hào là cầu nối vững chắc giữa cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý, góp phần thúc đẩy ngành dệt may – thời trang ngày càng phát triển.
Với sứ mệnh đồng hành, hỗ trợ và nâng tầm giá trị cho các doanh nghiệp, Hiệp Hội Dệt May Thời Trang Tp. HCM (AGTEK) trân trọng kính mời Quý Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực: dệt may, thời trang, nguyên phụ liệu, thiết bị – công nghệ ngành dệt may cùng gia nhập mái nhà chung AGTEK.
Chúng tôi tin rằng sự tham gia của Quý Doanh nghiệp sẽ góp phần làm nên một cộng đồng doanh nghiệp đoàn kết, sáng tạo và phát triển bền vững.
Khi trở thành hội viên AGTEK, Quý Doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích thiết thực, từ việc kết nối cộng đồng doanh nghiệp, mở rộng cơ hội hợp tác, giao lưu chia sẻ cùng các doanh nghiệp trong ngành.
 
Trân trọng,
Hiệp hội Dệt May Thời Trang TP.HCM (AGTEK)
  • Address: Phòng 8 - Lầu 15 - 285 Cach Mạng Tháng Tám, p.12, Quận 10, TP.HCM 
  • Phone: (08) 6 2973 567 - Fax : (08) 62 973 540
  • Website: http://agtek.org.vn/