Doanh nghiệp “lột xác” để thoát tiếng công xưởng gia công

Hiện hầu hết doanh nghiệp (DN) tại Việt Nam đều nóng lòng chờ đợi kết quả đàm phán với Mỹ để giảm thuế xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này. Bởi vì, với mức thuế 46%, hàng hóa của Việt Nam vào Mỹ sẽ khó cạnh tranh với hàng hóa cùng loại đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ khác. Với Đồng Nai, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm gần 33% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Do đó, các DN đang hy vọng Chính phủ đàm phán giảm thuế với Mỹ thành công.

Trước những rủi ro về thuế quan, một số chuyên gia kinh tế cho rằng, đây là dịp để các DN Việt Nam tái cơ cấu và chuyển đổi từ gia công sang chủ động xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường và tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng. Như vậy, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sẽ giảm được khâu trung gian, giá trị sẽ tăng thêm. DN Việt từng bước “lột xác” và thoát dần khỏi việc trở thành công xưởng gia công chỉ hưởng một phần lợi nhỏ trong chuỗi sản xuất. Nhìn lại quá trình sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam trong nhiều thập niên qua, có nhiều sản phẩm của Việt Nam đã vươn lên tốp đầu thế giới về sản xuất, xuất khẩu như: gạo, cà phê, thủy sản, dệt may, giày dép, hồ tiêu, hạt điều, sản phẩm gỗ… Thế nhưng, các sản phẩm trên của Việt Nam xuất khẩu hầu hết phải qua nước thứ 3 hoặc gia công cho các thương hiệu lớn trên thế giới. Vì vậy, gạo, cà phê, hạt tiêu, thủy sản… Việt Nam xuất khẩu số lượng lớn nhưng giá lại rất thấp; trong khi chất lượng của các sản phẩm trên luôn được đánh giá cao.

Theo các chuyên gia, khó khăn sẽ là cơ hội để DN thay đổi, thích nghi và vươn ra toàn cầu, tránh lệ thuộc quá lớn vào một vài thị trường. Đồng thời, DN chú trọng hơn đến việc liên kết hình thành chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu mang tên thương hiệu Việt. Đơn cử, ngành dệt may, thay vì các DN phải chờ các đơn hàng từ đối tác nước ngoài, có thể tham gia hội chợ thương mại quốc tế để tìm khách hàng từ nhỏ đến lớn. Từng bước xây dựng mô hình bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng hoặc thành lập các chuỗi cửa hàng tại những quốc gia đang có nhu cầu lớn về sản phẩm dệt may. Thực hiện được việc này, DN sẽ kiểm soát được lợi nhuận, hiểu được người tiêu dùng, phát triển sản phẩm phù hợp và xây dựng giá trị thương hiệu.   

 

Khánh Minh

ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN

TRỞ THÀNH HỘI VIÊN AGTEK - MỞ RỘNG MẠNG LƯỚI - PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA BẠN - GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM BỀN VỮNG 
“AGTEK – Kết Nối Doanh Nghiệp Dệt May, Thời Trang Vì Một Tương Lai Bền Vững”
 
Kính gửi: Quý Doanh nghiệp,
 

Hiệp hội Dệt May Thời Trang TP.HCM (AGTEK), tiền thân là Hội Dệt May Thêu Đan TP.HCM, với hơn 30 năm hình thành và phát triển, luôn tự hào là cầu nối vững chắc giữa cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý, góp phần thúc đẩy ngành dệt may – thời trang ngày càng phát triển.
Với sứ mệnh đồng hành, hỗ trợ và nâng tầm giá trị cho các doanh nghiệp, Hiệp Hội Dệt May Thời Trang Tp. HCM (AGTEK) trân trọng kính mời Quý Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực: dệt may, thời trang, nguyên phụ liệu, thiết bị – công nghệ ngành dệt may cùng gia nhập mái nhà chung AGTEK.
Chúng tôi tin rằng sự tham gia của Quý Doanh nghiệp sẽ góp phần làm nên một cộng đồng doanh nghiệp đoàn kết, sáng tạo và phát triển bền vững.
Khi trở thành hội viên AGTEK, Quý Doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích thiết thực, từ việc kết nối cộng đồng doanh nghiệp, mở rộng cơ hội hợp tác, giao lưu chia sẻ cùng các doanh nghiệp trong ngành.
 
Trân trọng,
Hiệp hội Dệt May Thời Trang TP.HCM (AGTEK)
  • Address: Phòng 8 - Lầu 15 - 285 Cach Mạng Tháng Tám, p.12, Quận 10, TP.HCM 
  • Phone: (08) 6 2973 567 - Fax : (08) 62 973 540
  • Website: http://agtek.org.vn/