Doanh nghiệp chủ động tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, 11 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 322,50 tỷ USD, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Đáng quan ngại, hầu hết các nhóm hàng, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (điện thoại và linh kiện; điện tử, máy tính; dệt may; nông lâm thủy sản…) đều suy giảm khá mạnh. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6% cho cả năm 2023 là một thách thức rất lớn.
Bên cạnh 3 thị trường lớn là Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, hiện nay ngành dệt may Việt Nam cũng đã xuất khẩu 36 sản phẩm chủ lực các loại đi 104 quốc gia.
Tuy nhiên, để tiếp tục giữ chân đối tác xuất khẩu và khách hàng ở các thị trường này, các doanh nghiệp dệt may phải liên tục thay đổi, đầu tư dây chuyền sản xuất để phù hợp thị hiếu thị trường.
Ngoài ra, để theo kịp nhu cầu của các thị trường phát triển thì vấn đề nguồn vốn đầu tư sản xuất kinh doanh lại đang là rảo cản với không ít doanh nghiệp trong nước.
Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường xuất khẩu\
Để tháo gỡ những khó khăn hiện hữu, doanh nghiệp xuất khẩu cần tiếp tục kiên trì bám sát khách hàng, bám sát thị trường, phản ứng linh hoạt với thị trường để tổ chức kế hoạch sản xuất, kinh doanh hiệu quả; đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm…
Bên cạnh đó, các hiệp hội ngành hàng cần phải tăng cường công tác phối hợp các đơn vị của Bộ Công thương và các bộ, ngành liên quan để kịp thời cập nhật và chuyển tải các thông tin về nhu cầu thị trường, quy định, chính sách mới của các thị trường ngoài nước cho doanh nghiệp hội viên; chú trọng tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo về kỹ năng thâm nhập vào các thị trường mục tiêu và khai thác các cam kết ưu đãi trong các hiệp định thương mại tự do.
Nguồn:Hanoionline.vn