Tuy nhiên, chính sách áp dụng từ ngày 1/1/2022 và kết thúc vào cuối năm: 31/12/2022, nên nhiều hiệp hội doanh nghiệp đã kiến nghị Chính phủ tiếp tục duy trì chính sách giảm thuế GTGT 2% trong năm 2023 như một cách tạo thêm đà phục hồi cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp dệt may này, khi được giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% trong năm 2022 đã có thể tiết giảm nhiều chi phí đầu vào. Tuy nhiên do ngành dệt may sản xuất theo chu kỳ nên doanh nghiệp chưa thụ hưởng hiệu quả chính sách.
Việc kéo dài thời gian hỗ trợ 2% thuế giá trị gia tăng trong năm 2023 đang là mong mỏi của nhiều doanh nghiệp, để có thêm nguồn lực sản xuất - kinh doanh.
Việc giảm thuế GTGT khiến ngân sách bị thâm hụt thế nhưng theo nhiều chuyên gia chính sách giảm thuế trong năm 2022 vừa qua đã phát huy hiệu quả một cách thiết thực: tạo động lực cho sự phục hồi của doanh nghiệp, khuyến khích tiêu dùng, qua đó có thể bù đắp lại nguồn thu ngân sách.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp phải đối mặt với vô vàn áp lực, như lãi suất cao, lạm phát tăng, giá nguyên liệu và chi phí vận chuyển cũng không ngừng tăng, chuổi cung ứng-xuất nhập khẩu vẫn liên tục đứt gãy.
Vì vậy, những chính sách hỗ trợ thiết thực cần được Chính phủ, Bộ ngành nghiên cứu – triển khai, như chính sách giảm thuế, để tạo động lực, tăng thêm tiềm lực phục hồi cho cả doanh nghiệp lẫn người dân.
Thực hiện : Phạm Quyền
Nguồn:Quochoitv.vn