“Đầu tư ngắn hạn không còn khả thi với một thị trường thay đổi quá nhanh. Các công ty cần có chiến lược dài hạn, tự biến mình thành những con tắc kè biết cách biến đổi theo tình huống” - Alessandra Gritti, giám đốc điều hành của TIP Tamburi Investment Partners cho biết.
“Trong giai đoạn hậu đại dịch này, các quỹ đầu tư đang nhìn những người chơi xa xỉ theo một cách khác. Trước đây, giá trị của một thương hiệu độc lập với tình hình tài chính. Ngày nay, một thương hiệu “khỏe mạnh” cần phải tỏ ra vững vàng về mô hình kinh doanh cũng như khả năng tạo ra dòng tiền, duy trì thị trường và đầu tư trong trung và dài hạn”, Maurizio Tamagnini, Giám đốc điều hành của FSI-Fondo Strategico Italiano, quỹ đầu tư của Ý đã mua 41,2% cổ phần của Missoni vào năm 2018 cho biết.
“Chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng của một xu hướng đã bắt đầu trước đại dịch. Trong quá khứ, các quỹ đầu tư đã áp dụng một cách tiếp cận tài chính thuần túy, chủ yếu thông qua các giao dịch mua ngoài có đòn bẩy tạo ra lợi nhuận vượt trội. Cách tiếp cận này đang tỏ ra không còn hiệu quả khi các gia đình sáng lập nhãn thời trang cỡ trung đang tìm kiếm các đối tác có khả năng thúc đẩy nỗ lực của họ để vươn tới thị trường toàn cầu”, Luigi Feola, đối tác quản lý của L. Catterton, công ty cổ phần tư nhân đồng sáng lập bởi LVMH cho ý kiến.
Pháp vẫn chứng tỏ quyền lực của mình tại sân chơi thời trang xa xỉ. Trong 5 năm, giá trị vốn hóa thị trường của các tập đoàn thời trang xa xỉ hàng đầu của Pháp đã tăng từ 200 tỷ euro lên 500 tỷ euro, trong khi 5 tập đoàn hàng đầu của Ý tăng từ 20 tỷ euro lên hơn 35 tỷ euro.
Nguồn:Vitas