Quốc gia thay Trung Quốc làm công xưởng giá rẻ của thế giới

Trung Quốc dường như đã đạt đỉnh trong sản xuất hàng hóa sử dụng nhiều lao động. Do đó, không dễ để tìm ra cái tên đủ sức thay thế quốc gia tỷ dân này.

xGia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, Trung Quốc chỉ đóng vai trò thứ yếu trong chuỗi sản xuất toàn cầu. Tuy nhiên, sau nhiều năm cải cách kinh tế, sản lượng sản xuất của nước này tăng vọt.

Trong những năm tiếp theo, họ khẳng định mình là "công xưởng giá rẻ” của thế giới, sản xuất các mặt hàng cần nhiều lao động như dệt may, đồ chơi, quần áo, giày dép và đồ nội thất cho người tiêu dùng toàn cầu.

Nuoc nao thay Trung Quoc san xuat hang hoa cho the gioi? anh 1

Sản lượng hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu tăng vọt sau nhiều năm cải cách kinh tế. Ảnh: Breitbat.

Đây là bàn đạp cho phép Trung Quốc chuyển sang mặt hàng tiên tiến hơn như đồ điện tử, như cách Hong Kong, Hàn Quốc từng làm. Khi giáo dục phát triển cũng như tiền lương tăng, Trung Quốc hiện tập trung nhiều hơn cho các mặt hàng cao cấp, nhường sản xuất hàng hóa giá rẻ, thâm dụng lao động cho các quốc gia khác.

Nhưng, nước nào đủ sức thay thế Trung Quốc cáng đáng công việc này?

Ứng viên sáng giá

Gordon Hanson, Giáo sư kinh tế Trường Harvard Kennedy cho rằng đây là câu hỏi không có trả lời rõ ràng. “Ai sẽ lấp đầy chỗ trống của Trung Quốc là một câu đố”, ông nói.

Trung Quốc dường như đã đạt đỉnh cao trong sản xuất hàng hóa sử dụng nhiều lao động. Hanson phân tích các mặt hàng tiêu dùng khác nhau, bao gồm dệt may, quần áo, giày dép, đồ thể thao, xe tay ga, đồ chơi và phụ kiện sử dụng trong vệ sinh, sưởi ấm và chiếu sáng. Kết quả cho thấy tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng trên của nước này ra trên thế giới đạt mức cao nhất 39,3% vào năm 2013, giảm xuống 31,6% năm 2018.

Phần trăm nói trên không có dấu hiệu tăng trở lại, do các yếu tố như lực lượng lao động dần giảm, tỷ lệ học đại học tăng cao.

Có lẽ đáp án nằm ở các nền kinh tế xuất khẩu mới nổi của châu Á, cụ thể là Ấn Độ, Bangladesh, Campuchia, Indonesia, Myanmar, Pakistan, Sri Lanka và Việt Nam. Nhưng chỉ có Bangladesh, Campuchia và Việt Nam có mức tăng trưởng đáng kể về tỷ trọng xuất khẩu và thâm dụng lao động trên toàn cầu trong hai thập kỷ qua.

Nuoc nao thay Trung Quoc san xuat hang hoa cho the gioi? anh 2

Khó tìm ra quốc gia thay thế Trung Quốc trở thành công xưởng giá rẻ toàn cầu. Ảnh: Impact Alpha.

Bangladesh đã phát triển thành quốc gia xuất khẩu quần áo lớn thứ hai thế giới, trong khi Việt Nam là lựa chọn thay thế Trung Quốc ưa thích của các nhãn hàng sản xuất giày thể thao và dệt may.

“Bangladesh và Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Nếu phải nói đâu là Trung Quốc tiếp theo, đó chính là họ. Vấn đề là các nước này không đủ lớn để tiếp quản sản xuất theo cách người Trung Quốc đã làm ở Đông Á vào những năm 1990”, Hanson nhận định:

Tổng dân số Việt Nam và Bangladesh khoảng 260 triệu người, chưa bằng 20% con số 1,4 tỷ người của Trung Quốc. Với Campuchia, nước này chiếm chưa đến 8% xuất khẩu toàn cầu cần nhiều lao động.

Đối với các ứng cử viên ở châu Âu, Bắc Phi và Trung Đông, chẳng hạn như Romania, Ba Lan, Morocco, Tunisia hay Thổ Nhĩ Kỳ lại càng không khả thi. Nhà xuất khẩu lớn nhất trong nhóm này là Thổ Nhĩ Kỳ đã không tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa dùng nhiều lao động trong nhiều năm.

Trung Quốc có thể là “Trung Quốc tiếp theo”?

Thâm dụng lao động có thể vẫn diễn ra ở Trung Quốc, nhưng sẽ trải qua những thay đổi đáng kể. Công nghệ, đặc biệt là ngành tự động hóa hứa hẹn sử dụng robot để thực hiện công việc nặng nhọc, trong khi con người tập trung các công việc đòi hỏi kỹ năng cao.

Trên thực tế, Trung Quốc là một trong những nước đi đầu việc sử dụng robot trong công nghiệp, nhưng chỉ áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực ôtô và điện tử.

Tuy nhiên, nước này có nền kinh tế phát triển không đồng đều. Hầu hết ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động tập trung ở những thành phố lớn, có nguy cơ lan rộng sang các vùng khác của đất nước.

“Trong trường hợp như vậy, Trung Quốc cuối cùng sẽ thay thế chính mình”, Hanson nhận định. Điều đó có thể tương tự việc đã xảy ra với Mỹ sau Thế chiến thứ hai, khi ngành sản xuất di cư từ các trung tâm đô thị đến thành phố nhỏ hơn trên khắp đất nước, nhờ sự mở rộng các đường cao tốc giữa các tiểu bang.

Dù vậy, ở Trung Quốc, các công ty dường như không hứng thú với sự chuyển đổi do khan hiếm cơ sở hạ tầng công nghiệp. Những nỗ lực của chính phủ Trung Quốc khuyến khích các nhà sản xuất di chuyển đến khu vực này đã không thành công.

Nuoc nao thay Trung Quoc san xuat hang hoa cho the gioi? anh 3

Trung Quốc là một trong những nước đi đầu sử dụng robot trong công nghiệp, nhưng chỉ áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực ôtô và điện tử. Ảnh: Bloomberg.

Vậy, điều gì sẽ xảy ra với ngành công nghiệp toàn cầu nếu không có "Trung Quốc tiếp theo"?

Dù tích cực tìm cách mở rộng nguồn cung ứng, nhiều công ty vẫn cảm thấy khó khăn và tốn kém khi từ bỏ Trung Quốc. Một vài giải pháp được đưa ra như “China Plus One”, chiến lược kinh doanh tránh chỉ đầu tư vào Trung Quốc, đa dạng hóa sang các nước khác.

Hanson không đi sâu vào hậu quả, nhưng ông cho biết điều này có thể dẫn tới sự gia tăng về giá trong các mặt hàng như quần áo và giày dép. “Chúng ta đã quen với mức giá rất thấp của những mặt hàng này. Tôi không biết liệu ta có đánh giá đúng giá trị của chúng so với những hàng hóa khác hay không”, ông nói.

Các công ty có thể sẽ tiếp tục thử nghiệm nguồn cung ứng của họ. “Đổi mới là tạo ra sản phẩm mới hoặc cách sản xuất hàng hóa mới, nhưng thay đổi địa điểm sản xuất cũng chính là hình thức đổi mới khác” Hanson nhận định, “Điều này quá mới và nhiều rủi ro. Quá trình thử nghiệm có thể mất một khoảng thời gian”.

Hiện tại, có thể không rõ nước nào sẽ là “Trung Quốc tiếp theo”, không có nghĩa câu trả lời không bao giờ xuất hiện. Và khi kết quả hiện ra, các ngành công nghiệp sẽ có cách chuyển biến theo. Đó cũng là cách Trung Quốc từ quốc gia sản xuất nhỏ trở thành công xưởng của thế giới trong thời gian ngắn.

Một giải pháp lâu dài là điều cần có để đảm bảo các mạng xã hội hoạt động tốt hơn trong tương lai.

Trung Quốc dường như đã đạt đỉnh trong sản xuất hàng hóa sử dụng nhiều lao động. Do đó, không dễ để tìm ra cái tên đủ sức thay thế quốc gia tỷ dân này.

Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, Trung Quốc chỉ đóng vai trò thứ yếu trong chuỗi sản xuất toàn cầu. Tuy nhiên, sau nhiều năm cải cách kinh tế, sản lượng sản xuất của nước này tăng vọt.

Trong những năm tiếp theo, họ khẳng định mình là "công xưởng giá rẻ” của thế giới, sản xuất các mặt hàng cần nhiều lao động như dệt may, đồ chơi, quần áo, giày dép và đồ nội thất cho người tiêu dùng toàn cầu.

 

Sản lượng hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu tăng vọt sau nhiều năm cải cách kinh tế. Ảnh: Breitbat.

Đây là bàn đạp cho phép Trung Quốc chuyển sang mặt hàng tiên tiến hơn như đồ điện tử, như cách Hong Kong, Hàn Quốc từng làm. Khi giáo dục phát triển cũng như tiền lương tăng, Trung Quốc hiện tập trung nhiều hơn cho các mặt hàng cao cấp, nhường sản xuất hàng hóa giá rẻ, thâm dụng lao động cho các quốc gia khác.

Nhưng, nước nào đủ sức thay thế Trung Quốc cáng đáng công việc này?

Ứng viên sáng giá

Gordon Hanson, Giáo sư kinh tế Trường Harvard Kennedy cho rằng đây là câu hỏi không có trả lời rõ ràng. “Ai sẽ lấp đầy chỗ trống của Trung Quốc là một câu đố”, ông nói.

Trung Quốc dường như đã đạt đỉnh cao trong sản xuất hàng hóa sử dụng nhiều lao động. Hanson phân tích các mặt hàng tiêu dùng khác nhau, bao gồm dệt may, quần áo, giày dép, đồ thể thao, xe tay ga, đồ chơi và phụ kiện sử dụng trong vệ sinh, sưởi ấm và chiếu sáng. Kết quả cho thấy tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng trên của nước này ra trên thế giới đạt mức cao nhất 39,3% vào năm 2013, giảm xuống 31,6% năm 2018.

Phần trăm nói trên không có dấu hiệu tăng trở lại, do các yếu tố như lực lượng lao động dần giảm, tỷ lệ học đại học tăng cao.

Có lẽ đáp án nằm ở các nền kinh tế xuất khẩu mới nổi của châu Á, cụ thể là Ấn Độ, Bangladesh, Campuchia, Indonesia, Myanmar, Pakistan, Sri Lanka và Việt Nam. Nhưng chỉ có Bangladesh, Campuchia và Việt Nam có mức tăng trưởng đáng kể về tỷ trọng xuất khẩu và thâm dụng lao động trên toàn cầu trong hai thập kỷ qua.

Nuoc nao thay Trung Quoc san xuat hang hoa cho the gioi? anh 2

Khó tìm ra quốc gia thay thế Trung Quốc trở thành công xưởng giá rẻ toàn cầu. Ảnh: Impact Alpha.

Bangladesh đã phát triển thành quốc gia xuất khẩu quần áo lớn thứ hai thế giới, trong khi Việt Nam là lựa chọn thay thế Trung Quốc ưa thích của các nhãn hàng sản xuất giày thể thao và dệt may.

“Bangladesh và Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Nếu phải nói đâu là Trung Quốc tiếp theo, đó chính là họ. Vấn đề là các nước này không đủ lớn để tiếp quản sản xuất theo cách người Trung Quốc đã làm ở Đông Á vào những năm 1990”, Hanson nhận định:

Tổng dân số Việt Nam và Bangladesh khoảng 260 triệu người, chưa bằng 20% con số 1,4 tỷ người của Trung Quốc. Với Campuchia, nước này chiếm chưa đến 8% xuất khẩu toàn cầu cần nhiều lao động.

Đối với các ứng cử viên ở châu Âu, Bắc Phi và Trung Đông, chẳng hạn như Romania, Ba Lan, Morocco, Tunisia hay Thổ Nhĩ Kỳ lại càng không khả thi. Nhà xuất khẩu lớn nhất trong nhóm này là Thổ Nhĩ Kỳ đã không tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa dùng nhiều lao động trong nhiều năm.

Trung Quốc có thể là “Trung Quốc tiếp theo”?

Thâm dụng lao động có thể vẫn diễn ra ở Trung Quốc, nhưng sẽ trải qua những thay đổi đáng kể. Công nghệ, đặc biệt là ngành tự động hóa hứa hẹn sử dụng robot để thực hiện công việc nặng nhọc, trong khi con người tập trung các công việc đòi hỏi kỹ năng cao.

Trên thực tế, Trung Quốc là một trong những nước đi đầu việc sử dụng robot trong công nghiệp, nhưng chỉ áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực ôtô và điện tử.

Tuy nhiên, nước này có nền kinh tế phát triển không đồng đều. Hầu hết ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động tập trung ở những thành phố lớn, có nguy cơ lan rộng sang các vùng khác của đất nước.

“Trong trường hợp như vậy, Trung Quốc cuối cùng sẽ thay thế chính mình”, Hanson nhận định. Điều đó có thể tương tự việc đã xảy ra với Mỹ sau Thế chiến thứ hai, khi ngành sản xuất di cư từ các trung tâm đô thị đến thành phố nhỏ hơn trên khắp đất nước, nhờ sự mở rộng các đường cao tốc giữa các tiểu bang.

Dù vậy, ở Trung Quốc, các công ty dường như không hứng thú với sự chuyển đổi do khan hiếm cơ sở hạ tầng công nghiệp. Những nỗ lực của chính phủ Trung Quốc khuyến khích các nhà sản xuất di chuyển đến khu vực này đã không thành công.

Nuoc nao thay Trung Quoc san xuat hang hoa cho the gioi? anh 3

Trung Quốc là một trong những nước đi đầu sử dụng robot trong công nghiệp, nhưng chỉ áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực ôtô và điện tử. Ảnh: Bloomberg.

Vậy, điều gì sẽ xảy ra với ngành công nghiệp toàn cầu nếu không có "Trung Quốc tiếp theo"?

Dù tích cực tìm cách mở rộng nguồn cung ứng, nhiều công ty vẫn cảm thấy khó khăn và tốn kém khi từ bỏ Trung Quốc. Một vài giải pháp được đưa ra như “China Plus One”, chiến lược kinh doanh tránh chỉ đầu tư vào Trung Quốc, đa dạng hóa sang các nước khác.

Hanson không đi sâu vào hậu quả, nhưng ông cho biết điều này có thể dẫn tới sự gia tăng về giá trong các mặt hàng như quần áo và giày dép. “Chúng ta đã quen với mức giá rất thấp của những mặt hàng này. Tôi không biết liệu ta có đánh giá đúng giá trị của chúng so với những hàng hóa khác hay không”, ông nói.

Các công ty có thể sẽ tiếp tục thử nghiệm nguồn cung ứng của họ. “Đổi mới là tạo ra sản phẩm mới hoặc cách sản xuất hàng hóa mới, nhưng thay đổi địa điểm sản xuất cũng chính là hình thức đổi mới khác” Hanson nhận định, “Điều này quá mới và nhiều rủi ro. Quá trình thử nghiệm có thể mất một khoảng thời gian”.

Hiện tại, có thể không rõ nước nào sẽ là “Trung Quốc tiếp theo”, không có nghĩa câu trả lời không bao giờ xuất hiện. Và khi kết quả hiện ra, các ngành công nghiệp sẽ có cách chuyển biến theo. Đó cũng là cách Trung Quốc từ quốc gia sản xuất nhỏ trở thành công xưởng của thế giới trong thời gian ngắn.

Nguồn: Zingnews.vn

ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN

Vui lòng đọc kĩ nội dung Thư mời gia nhập hội
Điền đầy đủ thông tin vào đơn gia nhập hội và gửi về địa chỉ bên dưới

  • Address: 183H Dương Quảng Hàm, P. 5, Q.Gò Vấp
  • Phone: (08) 6 2973 567 - Fax : (08) 62 973 540
  • Website: http://agtek.org.vn/