Và theo các chuyên gia hiệp định này có ý nghĩa bổ trợ cho cả hai nền kinh tế nhất là trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với đại dịch COVID-19 hiện nay. Song, muốn nắm bắt cơ hội với EU, chúng ta cần phải nhận diện, “điểm danh” một cách đầy đủ các thách thức, từ đó chuẩn bị nguồn lực, xây dựng các kịch bản, có lộ trình và biện pháp để bình tĩnh, tự tin vượt qua những khó khăn này. Những phân tích của TS Lê Duy Bình, Chuyên gia phân tích chính sách đến từ Công ty Economica Việt Nam trong bài phỏng vấn dưới đây sẽ giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề này.
Trước tiên xin cảm ơn Ông Lê Duy Bình đã nhận lời tham gia bài phỏng vấn. Thưa ông, EVFTA được ví nhưng một tuyến đường cao tốc nối liền hai nền kinh tế VN và EU. Ông có thể phân tích rõ những lợi ích mà hiệp định này mang lại cho chúng ta?
Khi tham gia EVFTA chúng ta không chỉ phải đảm bảo những cam kết mà còn cần cải thiện thêm rất nhiều về môi trường đầu tư kinh doanh. Liệu đây có phải là rào cản cho chúng ta thưa ông?
Tôi nghĩ là không vì bên cạnh cái EVFTA chúng ta cũng ký một hiệp định bảo hộ đầu tư EVIPA, đây là một hiệp định nhằm thúc đẩy sự đầu tư giữa 2 nền kinh tế Việt nam và EU. Nếu chúng ta nhìn vào nội dung này thì chúng ta thấy đây là một vấn đề rất lớn. Thống kê thì EU mỗi năm đầu tư ra nước ngoài khoảng 460 tỷ USD, nhưng trong số này chỉ có trên dưới 1 tỷ USD là được đầu tư vào VN. Như vậy tỷ lệ đầu tư vào VN rất thấp. Còn đầu tư của EU vào asean thì cũng chỉ khoảng 20 tỷ USD. Trong đó phần lớn các dự án đầu tư của EU vào VN có quy mô nhỏ dưới 1 triệu USD. Điều này thể hiện rào cản về môi trường kinh doanh của chúng ta rất lớn, tâm lý của các nhà đầu tư là chưa muốn làm ăn lớn mà chỉ là thăm dò thử nghiệm với rủi ro chấp nhận được. Cái rủi ro này nó xuất phát từ việc môi trường kinh doanh của chúng ta vẫn chưa đảm bảo được yếu tố cần thiết. Để khiến các nhà đầu tư Châu âu cảm thấy an tâm một cách hoàn toàn. Như thế hai hiệp định EVFTA và EVIPA sẽ đặt ra cho chúng ta một yêu cầu là cần tạo ra một cú hích thay đổi căn bản môi trường đầu tư kinh doanh một cách căn bản.
Theo ông với hiệp định EVFTA đâu là tiêu chuẩn cao nhất mà các doanh nghiệp cần phải vượt qua?
Tôi không cho rằng tiêu chuẩn là vấn đề, tiêu chuẩn hiện nay mình phải quan niệm nó là yêu cầu của người tiêu dùng yêu cầu của thị trường thế giới. Thật ra bản chất của một quy định nào đó trong một hiệp định tự do nó có ý nghĩa khi phản ánh đúng bản chất nhu cầu của người tiêu dùng. Nên tôi nghĩ rằng VN tham gia vào EVFTA và tận dụng được cơ hội mà nó mang lại thì nhà sản xuất VN, doanh nghiệp VN cũng như những nhà quản lý phải nghĩ được là làm thế nào để thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng của thị trường khó tính này. Và đấy mới là vấn đề tối quan trọng để mình tận dụng được cơ hội của hiệp định này, chứ không phải là vấn đề mình đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn của nó. Tất nhiên tiêu chuẩn là bước đầu tiên để chúng ta xem chúng ta có vào được thị trường này hay không. Nhưng điều cuối cùng để mình phát triển được lại là mình có đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng hay không?
Vậy đâu là những điểm mà chúng ta cần phải thay đổi ngay thưa ông?
Ví dụ như vấn đề SHTT, họ đặc biệt quan tâm tới quyền sở hữu trí tuệ, họ đặc biệt quan tâm tới tính ổn định của hệ thống pháp luật. Họ không mong muốn có một nền kinh tế thay đổi quá nhiều về mặt pháp luật mà phải là một môi trường ổn định. Họ cũng mong tất cả những sự thay đổi pháp luật của chúng ta là có tính tiên liệu được và không quá nhiều rủi ro. Đặc biệt họ mong muốn có những thủ tục về mặt đầu tư, hải quan, thông quan qua biên giới, đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư phải rất thuận lợi và thông thoáng. Bởi vì các nhà đầu tư từ Châu Âu, Mỹ hay Đông bắc á họ là những nhà đầu tư có chất lượng cao. Và những nhà đầu tư này thì những thủ tục, những vấn đề về tham nhũng là những vấn đề mà họ e ngại hàng đầu. Do đó đây là những vấn đề mà chúng ta cần đặt ra khi thực hiện EVFTA và EVIPA trong thời gian tới.
Xin cảm ơn Ông!
Nguồn: Tienphong.vn