Tiếp đến là Trung Quốc đạt 19,5 tỷ USD, tăng 17,4% (do mặt hàng điện thoại và linh kiện tăng 127,9%). Thị trường EU đạt 16,1 tỷ USD, giảm 8,8%. Thị trường ASEAN đạt 11,1 tỷ USD, giảm 14,2%. Nhật Bản đạt 9,4 tỷ USD, giảm 2,3%. Hàn Quốc đạt 9,3 tỷ USD, tăng 2,3%.
Tính riêng trong tháng 6, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 6 vừa qua ước tính đạt 21 tỷ USD, tăng 9,5% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 7,4 tỷ USD, tăng 2.5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 13,6 tỷ USD, tăng 13,7%.
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng Sáu giảm 2%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 7,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 6,4%.
Kim ngạch một số mặt hàng bị tác động bởi dịch Covid-19 do nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường Mỹ và châu Âu sụt giảm: Điện thoại và linh kiện giảm 15,3% so với cùng kỳ năm trước; dệt may giảm 23,6%; giày dép giảm 11%; thủy sản giảm 5,2%.
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện trong tháng vẫn đạt giá trị tăng khá với 26,6% so với cùng kỳ năm trước.
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 6 tháng đầu năm, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản ước tính đạt 64 tỷ USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước; chiếm 52,8% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu (tăng 1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước).
Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp ước tính đạt 43,3 tỷ USD, giảm 3,7% và chiếm 35,7% (giảm 1 điểm phần trăm). Nhóm hàng nông, lâm sản đạt 10,4 tỷ USD, tăng 1% và chiếm 8,6% (tăng 0,2 điểm phần trăm). Nhóm hàng thủy sản đạt gần 3,6 tỷ USD, giảm 8,3% và chiếm 2,9% (giảm 0,2 điểm phần trăm).