Cứ điểm toàn cầu: Tỷ USD đổ về, ‘nghịch lý 'đứng ngoài cuộc chơi’

Mức độ nội địa hóa thấp và ít tham gia của DN nhỏ và vừa trong chuỗi giá trị toàn cầu đang cản trở lợi ích từ FDI với nền kinh tế. Đến nay VN vẫn tồn tại “3 nền kinh tế” trong một, thiếu sự liên kết chặt chẽ.

DN nhỏ đứng ngoài cuộc

Phát biểu tại hội thảo “Cơ hội tham gia chuỗi giá trị toàn cầu”, ông Ron Ashkin, Giám đốc Dự án liên kết USAID (Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ), cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho biết, mức độ nội địa hóa thấp và ít tham gia của doanh nghiệp nhỏ và vừa  trong chuỗi giá trị toàn cầu, đang cản trở lợi ích từ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với nền kinh tế.

Theo ông Ron Ashkin, hiện chỉ có khoảng 21% doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thấp hơn nhiều so với Thái Lan (trên 30%) và Malaysia (46%). Tỷ lệ nội địa hóa ở Việt Nam còn thấp, vì vậy phần lớn các DN FDI vẫn phải nhập khẩu đầu vào ở mức trên 50%.

Còn kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2018 cho thấy, chỉ có 15% DN tư nhân bán hàng hóa, dịch vụ cho DN nước ngoài tại Việt Nam.

Cứ điểm toàn cầu: Tỷ USD đổ về, ‘nghịch lý 'đứng ngoài cuộc chơi’
80% linh kiện nguyên liệu chúng ta vẫn phải nhập khẩu (ảnh minh họa)

Việt Nam đã trở thành cứ điểm sản xuất một số mặt hàng công nghiệp có giá trị cao như điện thoại di động, máy tính bảng. Từ lâu, chúng ta đã trở thành cường quốc về dệt may và da giày. Tuy nhiên, các DN Việt vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng cho các DN FDI.

Ngành công nghiệp điện tử đến nay mới chỉ có tỷ lệ nội địa hóa khoảng 20%, còn lại 80% linh kiện nguyên liệu phải nhập khẩu. Ngành dệt may và da giày, tỷ lệ nội địa hóa cũng dưới mức trung bình. Hiện  67% giá trị sản phẩm dệt may và 47% giá trị sản phẩm giày dép đến từ nhập khẩu đầu vào.

Với ngành công nghiệp ô tô - xe máy cũng tương tự. Việt Nam đã trở thành nước sản xuất xe máy quy mô lớn với hơn 3 triệu chiếc/năm. Trong đó, hơn 80% linh kiện, phụ tùng được sản xuất trong nước, nhưng phần lớn là do DN FDI thực hiện, DN trong nước tham gia chỗi cung ứng không nhiều. Chẳng hạn như Công ty Honda hiện có gần 150 nhà cung cấp linh kiện trong nước, nhưng chỉ 30 DN Việt Nam, số còn lại là DN FDI.

Với ô tô đến nay còn khó khăn hơn, khi tỷ lệ nội địa hóa rất thấp, chưa tới 20%, hơn 80% linh kiện vẫn phải nhập khẩu. Các nhà cung cấp là DN Việt Nam cũng rất ít. Toyota Việt Nam có khoảng 30 nhà cung cấp trong nước, nhưng số DN Việt chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Nguồn: Vietnamnet.vn

ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN

TRỞ THÀNH HỘI VIÊN AGTEK - MỞ RỘNG MẠNG LƯỚI - PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA BẠN - GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM BỀN VỮNG 
“AGTEK – Kết Nối Doanh Nghiệp Dệt May, Thời Trang Vì Một Tương Lai Bền Vững”
 
Kính gửi: Quý Doanh nghiệp,
 

Hiệp hội Dệt May Thời Trang TP.HCM (AGTEK), tiền thân là Hội Dệt May Thêu Đan TP.HCM, với hơn 30 năm hình thành và phát triển, luôn tự hào là cầu nối vững chắc giữa cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý, góp phần thúc đẩy ngành dệt may – thời trang ngày càng phát triển.
Với sứ mệnh đồng hành, hỗ trợ và nâng tầm giá trị cho các doanh nghiệp, Hiệp Hội Dệt May Thời Trang Tp. HCM (AGTEK) trân trọng kính mời Quý Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực: dệt may, thời trang, nguyên phụ liệu, thiết bị – công nghệ ngành dệt may cùng gia nhập mái nhà chung AGTEK.
Chúng tôi tin rằng sự tham gia của Quý Doanh nghiệp sẽ góp phần làm nên một cộng đồng doanh nghiệp đoàn kết, sáng tạo và phát triển bền vững.
Khi trở thành hội viên AGTEK, Quý Doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích thiết thực, từ việc kết nối cộng đồng doanh nghiệp, mở rộng cơ hội hợp tác, giao lưu chia sẻ cùng các doanh nghiệp trong ngành.
 
Trân trọng,
Hiệp hội Dệt May Thời Trang TP.HCM (AGTEK)
  • Address: Phòng 8 - Lầu 15 - 285 Cach Mạng Tháng Tám, p.12, Quận 10, TP.HCM 
  • Phone: (08) 6 2973 567 - Fax : (08) 62 973 540
  • Website: http://agtek.org.vn/