Cam kết về lao động: Rào cản trong các FTA thế hệ mới

Tại hội thảo Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới- Các cam kết về lao động và cơ hội cho các DN Việt Nam do VCCI tổ chức tại TP.HCM ngày 10/1, các chuyên gia khuyến cáo: DN cần chú ý đến các cam kết về lao động trong các FTA thế hệ mới tránh để ảnh hưởng đến hoạt động XK.

Tại hội thảo Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới- Các cam kết về lao động và cơ hội cho các DN Việt Nam do VCCI tổ chức tại TP.HCM ngày 10/1, các chuyên gia khuyến cáo: DN cần chú ý đến các cam kết về lao động trong các FTA thế hệ mới tránh để ảnh hưởng đến hoạt động XK.

Các  DN sử dụng nhiều lao động cần chú ý đến các cam kết về lao động trong các FTA. Ảnh: Nguyễn Huế

Giai đoạn 2016 – 2020, theo lộ trình cam kết, phần lớn các FTA mà Việt Nam tham gia đều từng bước cắt giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan. Đây là cơ hội cho các các DN tận dụng để phát  triển sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo DN về những tác động không ngờ từ các FTA có thể ảnh hường đến thị trường tiêu dùng. Điển hình như cam kết về lao động.

Theo các cam kết này, nếu một nước nào duy trì tiêu chuẩn lao động thấp, tiền lương và điều kiện lao động không được xác lập trên cơ sở thương lượng thì được cho là có chi phí sản xuất thấp hơn các nước thực hiện tiêu chuẩn lao động cao. Điều này vô hình trung dẫn đến cạnh tranh không bình đẳng dựa trên quyền lao động rẻ. 

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) cho hay, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA) đều bắt buộc bên tham gia hiệp định thực hiện quyền tự do liên kết và thương lượng; xóa bỏ lao động cưỡng chế, bắt buộc; xóa bỏ lao động trẻ em; xóa bỏ phân biệt đối xử trong lao động. Do vậy, các DN sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày phải chú ý đến vấn đề này, tránh những rủi ro không đáng có

Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, có thể việc sử dụng lao động trẻ em không ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện cam kết, hoặc đối tác không dừng cắt giảm thuế quan. Tuy nhiên, nếu thông tin DN sử dụng lao động trẻ em lan truyền trên thị trường thì người tiêu dùng  sẽ tẩy chay sản phẩm. DN XK bị ảnh hưởng nặng, thị trường tiêu thụ có nguy cơ bị thu hẹp. 

Từ trước đến giờ ngành dệt may và da giày chưa bị sự cố trên nhưng ngành thủy sản gặp rất nhiều về vấn đề lao động trẻ em, điều kiện sản xuất không đạt, môi trường chưa tốt,… Sự cố trên có thể xuất phát từ cuộc khảo sát một hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng nào đó. 

Cũng nằm trong khuôn khổ của cam kết lao động, ông Nguyễn Văn Bình cho biết, một số hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như: CPTPP và EVFTA cũng có những cam kết lao động mà DN cần chú ý để tránh vi phạm. Điển hình, trong quy định bình đẳng, không được phân biệt đối xử trong lao động đối với nữ giới, quấy rối tình dục; thai sản, trách nhiệm gia đình; tuổi tác… Các DN không nên căn cứ vào cơ chế giám sát trong thực hiện cam kết lao động mà vi phạm  vì cơ chế giám sát thị trường luôn tồn tại buộc DN phải để ý mà tuân thủ. Cơ chế giám sát thị trường quan trọng hơn cả cơ chế giám sát chính thức. 

Nhiều hiệp định thương mại (FTA) tự do thế hệ mới có hiệu lực giúp hàng hóa nước ngoài ồ ạt vào thị trường Việt Nam, nhưng ở chiều ngược lại các FTA cũng được xem là tấm giấy “thông hành” để Việt Nam mở rộng thị trường nước ngoài. Theo lộ trình, DN Việt Nam buộc phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về cam kết lao động ở mức độ phù hợp với Việt Nam, sau đó điều chỉnh từ từ. Bởi vì, Việt Nam không thực hiện từ 3 năm đầu thì các nước chưa dừng việc cắt giảm, xóa bỏ thuế quan ưu đãi. 5 năm sau chưa thực hiện thuế quan vẫn thực hiện bình thường nhưng sẽ có 2 năm nữa để rà soát và đưa ra kết luận cuối cùng. 

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vấn đề bảo vệ quyền lợi của người lao động được coi trọng. Do người lao động trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm trong thương mại quốc tế. Theo Vụ Pháp chế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nếu như thời điểm thành lập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) chỉ có 4 FTA có nội dung về lao động thì từ 2008 – 2016 có 77 FTA có nội dung này, chiếm 64%.

Nguồn:baohaiquan.vn

ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN

TRỞ THÀNH HỘI VIÊN AGTEK - MỞ RỘNG MẠNG LƯỚI - PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA BẠN - GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM BỀN VỮNG 
“AGTEK – Kết Nối Doanh Nghiệp Dệt May, Thời Trang Vì Một Tương Lai Bền Vững”
 
Kính gửi: Quý Doanh nghiệp,
 

Hiệp hội Dệt May Thời Trang TP.HCM (AGTEK), tiền thân là Hội Dệt May Thêu Đan TP.HCM, với hơn 30 năm hình thành và phát triển, luôn tự hào là cầu nối vững chắc giữa cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý, góp phần thúc đẩy ngành dệt may – thời trang ngày càng phát triển.
Với sứ mệnh đồng hành, hỗ trợ và nâng tầm giá trị cho các doanh nghiệp, Hiệp Hội Dệt May Thời Trang Tp. HCM (AGTEK) trân trọng kính mời Quý Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực: dệt may, thời trang, nguyên phụ liệu, thiết bị – công nghệ ngành dệt may cùng gia nhập mái nhà chung AGTEK.
Chúng tôi tin rằng sự tham gia của Quý Doanh nghiệp sẽ góp phần làm nên một cộng đồng doanh nghiệp đoàn kết, sáng tạo và phát triển bền vững.
Khi trở thành hội viên AGTEK, Quý Doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích thiết thực, từ việc kết nối cộng đồng doanh nghiệp, mở rộng cơ hội hợp tác, giao lưu chia sẻ cùng các doanh nghiệp trong ngành.
 
Trân trọng,
Hiệp hội Dệt May Thời Trang TP.HCM (AGTEK)
  • Address: Phòng 8 - Lầu 15 - 285 Cach Mạng Tháng Tám, p.12, Quận 10, TP.HCM 
  • Phone: (08) 6 2973 567 - Fax : (08) 62 973 540
  • Website: http://agtek.org.vn/