Các nhà nghiên cứu Đại học Deakin có thể tái chế jeans thành sụn khớp
Các phương pháp tái chế dệt tiên tiến có thể thấy jeans được chuyển đổi thành sụn nhân tạo cho tái tạo khớp như thế nào.
Các nhà khoa học của Đại học Deakin, Tiến sĩ Nolene Byrne và nghiên cứu sinh tiến sĩ Beine Zeng đã phát minh ra cách thức hòa tan denmim và biến chúngthành aerogel có thể được dùng để làm khung sinh học cho sụn, vật liệu lọc nước và được dùng làm màng ngăn cách trong công nghệ ăc quy tiến tiến.
Tiến sĩ Byrne nói kỹ thuật tái chế denim sẽ có thể giúp góp phần vào cuộc chiến chống lại phế thải dệt.
Theo bà thì “phế thải dệt là thách thức mang tính toàn cầu với tác động môi trường đáng kể, và chúng tôi đã và đang làm việc hơn bốn năm để giải quyết vấn đề này bằng giải pháp tái chế dệt khả thi. Với sự gia tăng dân số và phát triển của các nước thế giới thứ ba kết hợp với chu kỳ thải bỏ hàng dệt nhanh như ngày nay, phế thải dệt luôn tăng, dẫn tới hàng triệu tấn quần áo và các hàng dệt khác bị đốt hoặc chôn trong bãi rác thải”.
Tiến sĩ Byrne nói Nhóm Frontier Materials của Viện Deakin đã sử dụng phương thức “tái chế đi lên” (uprecycling) để giải quyết vấn đề hiệu quả chi phí.
Một trong những nhược điểm của tái chế dệt là bất kỳ kỹ thuật tiên tiến nào đều yêu cầu sử dụng hóa chất, điều này có thể làm cho quy trình kém hiệu quả chi phí. Nhóm sử dụng các hóa chất thân thiện với môi trường, và bằng phương thức tái chế đi lên để tạo ra vật liệu tiên tiến hơn. Hiện giờ nhóm đang ở trong giai đoạn thử nghiệm ở qui mô pilot, và sẽ tiến lên qui mô thương mại trong vòng 3-5 năm nữa với sự hỗ trợ của ngành.
Quá trình gia công có tiến triển vì denim làm từ bông, một polyme tự nhiên từ xenlulo. Xenlulo là vậtt liệu tái tạo đa năng, nên các nhà khoa học có thể dùng các dung môi lỏng để hòa tan denim và tái tạo lại thành dạng aerogel, hoặc nhiều dạng khác. Aerogel là lớp vật liệu tiên tiến với khối lượng riêng rất thấp, đôi khi được gọi là “khói đông lạnh” hoặc “khói rắn”, và do khối lượng riêng thấp làm chúng là vật liệu tuyệt vời cho các khung sinh học, vật liệu hấp thụ hoặc vật liệu lọc.
Tiến sĩ Byrne nói bà tin tưởng rằng bản chất dính của dung dịch xenlulo denim nhiều khả năng giải thích cho cấu trúc aerogel độc nhất vô nhị, làm chúng là vật liệu phù hợp lý tưởng để dùng làm sụn nhân tạo.
Vật liệu aerogel có thể in 3D, và hiệng giờ nhóm nghiên cứu có thể tạo hình dạng và vi chỉnh aerogel để điều chỉnh kích thước và sự phân bố của các ống nhỏ để làm ra hình dạng lý tưởng
Nguyễn Hoàng Minh
http://wastemanagementreview.com.au/deakin-researchers-recycle-jeans-joints/