5 triệu bảng Anh để tăng tốc công nghệ tái chế polyme

Worn Again Technologies đã đạt mục tiêu đầu tư 5 triệu bảng Anh để tăng tốc công nghiệp tái chế polyme cho ngành dệt may toàn cầu. Sau hơn sáu năm tích cực nghiên cứu và phát triển, công ty đã hoàn thành công việc trong phòng thí nghiệm và mang công nghệ đã được cấp bằng sáng chế ra thị trường.

Theo  bà Cyndi Rhoase, CEO của công ty thì  “có đủ vật liệu dệt và chai nhựa ‘trên mặt đất’ để đáp ứng nhu cầu hàng năm của chúng tôi về nguyên liệu thô để làm ra quần áo và hàng dệt mới. Với công nghiệp tái chế polyme kép của chúng tôi, sẽ không cần dùng đến sản phẩm phụ của dầu mỏ để làm ra polyeste và ngành sẽ có thể giảm đáng kể lượng bông mới dùng làm hàng may mặc bằng cách thay thế bông mới bằng xơ xenlulo mới được lấy ra từ quần áo hiện hành”.

Quá trình được cấp bằng sáng chế của Worn Again Technologies có thể phân tách, khử nhiễm bẩn và trích polyeste và xenlulo (từ bông) ra khỏi vật liệu dệt không thể tái chế được nữa, cũng như từ chai nhựa và bao bì nhựa, để đưa vào sản phẩm mới có thể so sánh được về chất lượng và  cạnh tranh được về giá với các nguồn nguyên liệu mới. Quá trình tiết kiệm năng lượng và sẽ nhanh chóng đưa chúng ta hướng tới thế giới tái chế nguồn, không có phế liệu.

Gia tăng tái chế nguyên liệu thô

Hiện giờ chưa tới 1% hàng dệt không mặc nữa được tái chế để đưa quay trở lại vật liệu dệt mới do những hạn chế về kỹ thuật và kinh tế của các phương pháp tái chế hiện thời. Worn Again Technologies nói công ty có thể tái gia công hàng dệt thuần khiết và hàng dệt từ hỗn hợp bông/polyeset và polyeste (chiếm tới 80% tất cả hàng may mặc và vật liệu dệt) nghĩa là giải pháp của công ty đưa ra tiềm năng làm tăng tái chế nguyên liệu thô trong vật liệu dệt theo cấp số mũ từ con số hiện giờ là 1%, với giá không quá cao cho các nhà sản xuất, các nhãn hàng hoặc người tiêu dùng.

Theo Tiến sĩ Adam Walker, tốt nghiệp trường Cambridge và là chuyên viên khoa học trưởng của Worn Again Technologies thì “giải pháp cho vấn đề plastic của thế giới không phải là dừng việc sử dụng plastic. Chúng tôi có giải pháp giải quyết nhu cầu đang nảy sinh để tái chế vật liệt dệt không thể mặc lại được nữa và plastic và chúng tôi đã và đang nghiên cứu trong nhiều năm. Đầu tư này kết hợp với nhận thức gia tăng địa chính trị của nhu cầu về công nghệ này, đang giúp chúng tôi đẩy nhanh công nghệ qua giai đoạn nâng quy mô và chứng minh khả năng ứng dụng để đưa ra thị trường”.

Tháng trước công ty được trao giải thưởng: công nghiệp tái chế hóa chất đầu tiên được chứng nhận “từ khi sinh ra tới khi chết đi” (C2C).

Chất xúc tác cho đầu tư

Chất xúc tác cho đầu tư là nhà bán lẻ thời trang H&M, hiện được hợp lực bởi các đối tác mới gồm Sulzer Chemtech, một trong những công ty hóa chất lớn nhất thế giới, nhà sản xuất hàng may mặc Himes Corporation (Mexico), nhà sản xuất dệt Directex, và phòng Thí nghiệm Miroslava Duma’s Future Tech Lab.

Khoản đầu tư và hỗ trợ kết hợp giúp pha tối ưu hóa công nghiệp trong phòng thí nghiệm cũng như trong các thử nghiệm công nghiệp, nâng quy mô và thiết kế quá trình công nghiệp với Sulzer Chemtech. Các bước quan trọng này sẽ kết thúc quá trình phát triển tới điểm mà công nghiệp hoàn chỉnh và sẵn sàng cho thương mại hóa. Công ty đã cộng tác với Qvatz, công ty tư vấn quản lý từ Na Uy và có tầm nhìn toàn cầu để hỗ trợ cho định hướng, phát triển quan hệ cộng tác và mô hình thương mại hóa.

Worn Again Technologies hiện đang kêu gọi các nhà đầu tư địa phương, quốc gia và toàn cầu và các đối tác chiến lược do công ty đang chuẩn bị cho nhà máy quy mô công nghiệp đầu tiên được khởi động vào năm 2021.

Nguồn: Nguyễn Hoàng Minh - VINATEX

ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN

Vui lòng đọc kĩ nội dung Thư mời gia nhập hội
Điền đầy đủ thông tin vào đơn gia nhập hội và gửi về địa chỉ bên dưới

  • Address: 183H Dương Quảng Hàm, P. 5, Q.Gò Vấp
  • Phone: (08) 6 2973 567 - Fax : (08) 62 973 540
  • Website: http://agtek.org.vn/