Xuất khẩu dệt may 5 tháng trên 17 tỷ USD

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) khép lại 5 tháng đầu năm 2025, ngành dệt may xuất khẩu trên 17,58 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2024, nhập khẩu 10,63 tỷ USD, như vậy ngành xuất siêu 6,95 tỷ USD.

Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Vitas cho biết: Trong bối cảnh ngành dệt may Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức như sức mua toàn cầu chưa phục hồi mạnh, căng thẳng địa chính trị tại một số khu vực... nhưng, nhiều doanh nghiệp vẫn duy trì được nhịp sản xuất ổn định, từng bước cải tiến quy trình, hướng đến sản xuất bền vững và mở rộng thị trường ngách để tìm kiếm cơ hội tăng trưởng. Việc Mỹ điều chỉnh áp dụng chính sách thuế nhập khẩu với nhiều quốc gia; trong đó, có Việt Nam, các doanh nghiệp cần hướng đến các thị trường khác với dư địa, tiềm năng khai thác lớn.

Về lợi thế cạnh tranh của dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới, ông Cẩm cho biết thêm, qua kết quả khảo sát tại 6 quốc gia Bangladesh, Campuchia, Lào, Nepal, Trung Quốc và Việt Nam thì Việt Nam chỉ thấp hơn Trung Quốc một vài chỉ tiêu, còn lại so với các quốc gia khác ưu thế hơn hẳn. Điều này chứng tỏ chất lượng sản phẩm và giá cả của dệt may Việt Nam đang xếp ở tầm trung trở lên.

Theo ông Đặng Minh Khôi - Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga, Nga là thị trường lớn với GDP tính theo ngang sức mua đứng thứ 4 thế giới, hiện đang có nhu cầu thúc đẩy hợp tác với Việt Nam. Trong khi đó, các sản phẩm may mặc của Việt Nam có chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu và xu hướng thời trang… Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần năng động hơn nữa để nắm bắt thời cơ, tận dụng được các cơ hội thị trường.

 

Chuyên gia kinh tế nhận định: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nga tăng nhanh trong thời gian qua, nhưng còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn. Do đó, hợp tác với Nga trong lĩnh vực này hứa hẹn nhiều tiềm năng. 

Còn theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Vitas Trương Văn Cẩm, ngành dệt may Việt Nam mặc dù có nhiều điểm mạnh nhưng cũng đối diện nhiều thách thức; trong đó, có nguyên phụ liệu. Vấn đề khó chủ động nguồn nguyên phụ liệu không chỉ khiến dệt may Việt Nam khó truy xuất nguồn gốc để hưởng ưu đãi thuế quan mà còn khiến ngành khó phát triển được khâu thiết kế mẫu, giảm tính cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu…

Trước những khó khăn của doanh nghiệp dệt may, Vitas kiến nghị Bộ Công Thương thúc đẩy nhanh đàm phán FTA ASEAN - Canada nhằm giảm công đoạn xuất xứ cho dệt may, đàm phán nới ngưỡng với EAEU. Đặc biệt, triển khai các khu công nghiệp dệt may lớn thu hút đầu tư vào sản xuất vải, nguyên phụ liệu để tăng tỷ lệ nội địa hóa.

Ngọc Trần (TTXVN)
 

ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN

TRỞ THÀNH HỘI VIÊN AGTEK - MỞ RỘNG MẠNG LƯỚI - PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA BẠN - GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM BỀN VỮNG 
“AGTEK – Kết Nối Doanh Nghiệp Dệt May, Thời Trang Vì Một Tương Lai Bền Vững”
 
Kính gửi: Quý Doanh nghiệp,
 

Hiệp hội Dệt May Thời Trang TP.HCM (AGTEK), tiền thân là Hội Dệt May Thêu Đan TP.HCM, với hơn 30 năm hình thành và phát triển, luôn tự hào là cầu nối vững chắc giữa cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý, góp phần thúc đẩy ngành dệt may – thời trang ngày càng phát triển.
Với sứ mệnh đồng hành, hỗ trợ và nâng tầm giá trị cho các doanh nghiệp, Hiệp Hội Dệt May Thời Trang Tp. HCM (AGTEK) trân trọng kính mời Quý Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực: dệt may, thời trang, nguyên phụ liệu, thiết bị – công nghệ ngành dệt may cùng gia nhập mái nhà chung AGTEK.
Chúng tôi tin rằng sự tham gia của Quý Doanh nghiệp sẽ góp phần làm nên một cộng đồng doanh nghiệp đoàn kết, sáng tạo và phát triển bền vững.
Khi trở thành hội viên AGTEK, Quý Doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích thiết thực, từ việc kết nối cộng đồng doanh nghiệp, mở rộng cơ hội hợp tác, giao lưu chia sẻ cùng các doanh nghiệp trong ngành.
 
Trân trọng,
Hiệp hội Dệt May Thời Trang TP.HCM (AGTEK)
  • Address: Phòng 8 - Lầu 15 - 285 Cach Mạng Tháng Tám, p.12, Quận 10, TP.HCM 
  • Phone: (08) 6 2973 567 - Fax : (08) 62 973 540
  • Website: http://agtek.org.vn/