WB: Ấn Độ chậm hơn Việt Nam và Bangladesh trong lĩnh vực sản xuất

Thị phần của Ấn Độ trong xuất khẩu toàn cầu về hàng may mặc, da, dệt may và giày dép giảm xuống mức 3,5% vào năm 2022 trong khi thị phần của Bangladesh và Việt Nam lần lượt là 5,1% và 5,9%.

Thị phần của Ấn Độ trong xuất khẩu toàn cầu về hàng may mặc, da, dệt may và giày dép giảm xuống mức 3,5% vào năm 2022 trong khi thị phần của Bangladesh và Việt Nam lần lượt là 5,1% và 5,9%.

Sản xuất hàng may mặc tại Tổng Công ty May 10 tại Sài Đồng, Quận Long Biên, Hà Nội. (Ảnh: Anh Tuấn/ TTXVN)
 
Sản xuất hàng may mặc tại Tổng Công ty May 10 tại Sài Đồng, Quận Long Biên, Hà Nội. (Ảnh: Anh Tuấn/ TTXVN)

Trong báo cáo, tổ chức cho vay đa phương ghi nhận thương mại hàng hóa và dịch vụ của Ấn Độ đã giảm theo tỷ lệ phần trăm trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) suốt thập kỷ qua bất chấp sức mạnh kinh tế của quốc gia Nam Á.

WB chỉ rõ thị phần của Ấn Độ trong xuất khẩu toàn cầu về hàng may mặc, da, dệt may và giày dép đã tăng từ 0,9% năm 2002 lên mức cao nhất là 4,5% vào năm 2013, nhưng sau đó giảm xuống mức 3,5% vào năm 2022.

Ngược lại, thị phần của Bangladesh trong xuất khẩu toàn cầu những mặt hàng này đạt 5,1%, trong khi thị phần của Việt Nam là 5,9% trong năm 2022.

 

Theo gợi ý của WB, để thúc đẩy xuất khẩu và hưởng lợi từ việc Trung Quốc chuyển hướng khỏi ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động, Ấn Độ sẽ cần hạ thấp chi phí thương mại, giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng như sửa đổi các hiệp định thương mại.

Tham vọng của Thủ tướng Narendra Modi là đưa Ấn Độ trở thành trung tâm sản xuất khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc.

Chính phủ Ấn Độ đã chi hàng tỷ USD trợ cấp để thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp như điện tử và sản xuất chip. Tuy nhiên, các lĩnh vực xuất khẩu của Ấn Độ ngày càng sử dụng nhiều vốn và không thể tiếp nhận hàng triệu người thất nghiệp trong nước.

 

WB ước tính việc làm trực tiếp liên quan đến xuất khẩu đã giảm từ mức cao nhất là 9,5% tổng số việc làm trong nước vào năm 2012 xuống còn 6,5% trong năm 2020.

WB kỳ vọng nền kinh tế Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng 7% trong năm tài chính hiện tại (kết thúc vào tháng 3/2025) sau khi tăng hơn 8% trong năm tài chính trước đó. WB dự báo tăng trưởng của kinh tế Ấn Độ có thể sẽ đạt trung bình 6,7% trong các năm tài chính 2025-2026 và 2026-2027./.

Theo: vietnamplus.vn

 

ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN

TRỞ THÀNH HỘI VIÊN AGTEK - MỞ RỘNG MẠNG LƯỚI - PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA BẠN - GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM BỀN VỮNG 
“AGTEK – Kết Nối Doanh Nghiệp Dệt May, Thời Trang Vì Một Tương Lai Bền Vững”
 
Kính gửi: Quý Doanh nghiệp,
 

Hiệp hội Dệt May Thời Trang TP.HCM (AGTEK), tiền thân là Hội Dệt May Thêu Đan TP.HCM, với hơn 30 năm hình thành và phát triển, luôn tự hào là cầu nối vững chắc giữa cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý, góp phần thúc đẩy ngành dệt may – thời trang ngày càng phát triển.
Với sứ mệnh đồng hành, hỗ trợ và nâng tầm giá trị cho các doanh nghiệp, Hiệp Hội Dệt May Thời Trang Tp. HCM (AGTEK) trân trọng kính mời Quý Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực: dệt may, thời trang, nguyên phụ liệu, thiết bị – công nghệ ngành dệt may cùng gia nhập mái nhà chung AGTEK.
Chúng tôi tin rằng sự tham gia của Quý Doanh nghiệp sẽ góp phần làm nên một cộng đồng doanh nghiệp đoàn kết, sáng tạo và phát triển bền vững.
Khi trở thành hội viên AGTEK, Quý Doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích thiết thực, từ việc kết nối cộng đồng doanh nghiệp, mở rộng cơ hội hợp tác, giao lưu chia sẻ cùng các doanh nghiệp trong ngành.
 
Trân trọng,
Hiệp hội Dệt May Thời Trang TP.HCM (AGTEK)
  • Address: Phòng 8 - Lầu 15 - 285 Cach Mạng Tháng Tám, p.12, Quận 10, TP.HCM 
  • Phone: (08) 6 2973 567 - Fax : (08) 62 973 540
  • Website: http://agtek.org.vn/