Lương trung bình công nhân cao gấp rưỡi thế giới, ngành dệt may Việt mất lợi thế chi phí nhân công rẻ, lấy gì để hút luồng đầu tư chuyển dịch từ Trung Quốc?

VNDirect cho rằng ngành dệt may Việt Nam có 3 lợi thế lớn để có thể cạnh tranh với thế giới.

Theo báo cáo ngành dệt may của Chứng khoán VNDirect, công ty này cho biết các doanh nghiệp trong ngành này đang hướng đến sự phát triển bền vững. Các doanh nghiệp dệt may đang nỗ lực hướng tới sản xuất xanh do nhận thức ngày càng tăng của người tiêu dùng về các vấn đề môi trường. Sản xuất xanh ngày càng trở nên quan trọng song hành với nhu cầu gia tăng về các sản phẩm bền vững và lâu dài. 

Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam đang tích cực hành động nhằm xanh hoá quá trình sản xuất bao gồm sử dụng vải tái chế, tìm nguồn cung ứng nguyên liệu xanh, năng lượng tái tạo và xử lý nước thải. Các thương hiệu thời trang toàn cầu hiện nay cũng đang ưu tiên các nhà cung cấp có quy trình sản xuất bền vững và có trách nhiệm với xã hội và môi trường. Họ sẽ đánh giá và lựa chọn đối tác thông qua các chỉ số phát triển bền vững. (ESG – Môi trường – Xã hội – Quản trị) và tiêu chuẩn LEED (Thiết kế đạt chuẩn hàng đầu về năng lượng và môi trường). 

Do đó, các nhà sản xuất Việt Nam cần hành động và thích ứng để cạnh tranh. Các giải pháp đang được áp dụng bao gồm sử dụng đèn LED tiết kiệm năng lượng, xe điện, pin năng lượng mặt trời, năng lượng gió, máy nhuộm hơi và cảm biến oxy. Tuy nhiên, VNDirect đánh giá rằng quy mô và mức độ cải thiện phụ thuộc phần lớn vào khả năng tài chính của từng doanh nghiệp và yêu cầu cụ thể của khách hàng, chứ chưa được diễn ra trên quy mô toàn ngành. 

Theo Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), trước đây 70-80% doanh nghiệp may mặc sử dụng phương thức may gia công (CMT), nhưng hiện nay con số này đã giảm xuống còn 35%. 55% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng phương thức FOB, 9% doanh nghiệp sử dụng phương thức sản xuất thiết kế ban đầu, và chỉ có 1% doanh nghiệp sử dụng phương thức sản xuất dưới thương hiệu gốc. Hiện tại, không còn nhiều doanh nghiệp chỉ thực hiện may gia công, các đối tác có yêu cầu cao hơn đối với các nhà cung cấp, yêu cầu họt ham gia sâu hơn vào quá trình sản xuất và giảm bớt các khâu trung gian.

NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển ngành dệt may, VNDirect cho rằng Việt Nam lại đánh mất đi một vài lợi thế, trong đó có chi phí nhân công. 

Theo Báo cáo của Bộ Công Thương, mức lương trung bình của công nhân ngành dệt may Việt Nam là 300 USD/tháng, cao hơn mức trung bình của thế giới là 200 USD/tháng. Mức lương này cũng cao gấp 3 lần so với mức lương của công nhân dệt may tại Bangladesh (95 USD/công nhân/tháng) và cao gấp 2 lần so với mức lương của công nhân dệt may tại Ấn Độ (145 USD/công nhân/tháng), theo Miniumm –Wage.org. Điều này phần nào sẽ làm giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm dệt may của Việt Nam so với các quốc gia sản xuất dệt may lớn như Bangladesh, Malaysia và Indonesia.

Lương trung bình công nhân cao gấp rưỡi thế giới, ngành dệt may Việt mất lợi thế chi phí nhân công rẻ, lấy gì để hút luồng đầu tư chuyển dịch từ Trung Quốc?- Ảnh 1.

Điều thứ hai đang "cản" bước tiến của ngành dệt may Việt Nam chính là sản xuất vải. Theo VNDirect sản xuất hàng may mặc Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu (bao gồm vải và nguyên phụ liệu) do sản xuất vải không đủ đáp ứng nhu cầu vì công đoạn nhuộm chưa phát triển. Sản xuất dệt may Việt Nam hiện đang mất cân bằng giữa các khâu, giai đoạn đầu và cuối là sản xuất sợi và may mặc diễn ra trên quy mô lớn, trong khi khâu dệt nhuộm chưa được chú trọng. 

Sản xuất vải đã là “điểm nghẽn” của ngành trong nhiều năm do việc đầu tư vào khâu dệt nhuộm đòi hỏi chi phí lớn, thủ tục phức tạp và tác động tiêu cực đến môi trường. Theo Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), tỷ lệ nội địa hóa của các sản phẩm xuất khẩu dệt may Việt Nam hiện chỉ đạt khoảng 46-47%, do đó mang lại giá trị gia tăng thấp.

Nguồn: Cafef.vn

 

 

ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN

Vui lòng đọc kĩ nội dung Thư mời gia nhập hội
Điền đầy đủ thông tin vào đơn gia nhập hội và gửi về địa chỉ bên dưới

  • Address: 183H Dương Quảng Hàm, P. 5, Q.Gò Vấp
  • Phone: (08) 6 2973 567 - Fax : (08) 62 973 540
  • Website: http://agtek.org.vn/