Thị trường dệt may thế giới: Kẻ được, người mất

Những biến động chính trị và bất ổn xã hội gần đây ở Bangladesh, nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai thế giới, mang đến cơ hội cho các nhà sản xuất Ấn Độ,


Xuất khẩu hàng dệt may của Ấn Độ đã tăng trưởng trong giai đoạn từ 2021 - 2023. Ảnh: Indian Textile Journal
 

Hãng xếp hạng CareEdge Ratings trong một báo cáo khẳng định những biến động chính trị và bất ổn xã hội gần đây ở Bangladesh, nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai thế giới, mang đến cơ hội cho các nhà sản xuất Ấn Độ.

 

Trung Quốc hiện là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, chiếm hơn 30% thị phần xuất khẩu. Trong bối cảnh thị phần xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc đang giảm xuống, các quốc gia khác như Bangladesh đã tận dụng cơ hội chiếm được phần lớn thị phần thì Ấn Độ lại không tận dụng được cơ hội này.

 

Trong nhiều năm qua, Bangladesh chiếm một phần lớn thị phần hàng dệt may và tạo việc làm cho hàng triệu người. Nhiều công ty hàng dệt may toàn cầu đã chuyển cơ sở sản xuất của họ sang Bangladesh, chủ yếu là vì chi phí lao động thấp và lực lượng lao động lành nghề dồi dào. Bangladesh hiện chiếm vị trí thứ hai với khoảng 8,5% thị phần vào năm 2023.

 

Nếu bất ổn chính trị và bất ổn xã hội kéo dài ở Bangladesh, khoảng 10% các đơn đặt hàng xuất khẩu hàng dệt may của Bangladesh có thể dịch chuyển sang quốc gia khác. CareEdge tin rằng điều này có thể mang lại cơ hội xuất khẩu hàng tháng lên tới 200-250 triệu USD trong ngắn hạn và 300-350 triệu USD trong dài hạn. Trong khi đó, giá trị thương mại đối với mặt hàng dệt may xuất khẩu được ước tính khoảng 550 tỷ USD trong năm 2023.

Những bất ổn chính trị - xã hội đang diễn ra ở Bangladesh có thể khiến các thương hiệu và nhà bán lẻ hàng dệt may toàn cầu đang sản xuất tại Bangladesh phải đa dạng hóa nguồn cung ứng để đáp ứng các đơn đặt hàng, đặc biệt là nếu cuộc khủng hoảng kéo dài trong khoảng thời gian từ ba tháng đến sáu tháng.

 

CareEdge tin rằng Ấn Độ có đủ dư địa để tăng xuất khẩu hàng dệt may dựa trên năng lực sẵn có trong lĩnh vực này. Hiện hàng dệt may Ấn Độ chỉ chiếm khoảng 4% thị phần xuất khẩu và đứng thứ 7 trên thế giới.

 

Kể từ sau đại dịch COVID-19, xuất khẩu hàng dệt may của Ấn Độ đã tăng trưởng trong giai đoạn từ 2021 - 2023, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đã chậm lại trong năm ngoái do tình trạng giá cả hàng hoá dịch vụ đắt đỏ một cách quá mức, khiến người tiêu dùng châu Âu và Mỹ e dè trong chi tiêu, từ đó dẫn đến giảm sức mua đáng kể. Theo:Bnews.vn

 

 

 

 
 

ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN

TRỞ THÀNH HỘI VIÊN AGTEK - MỞ RỘNG MẠNG LƯỚI - PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA BẠN - GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM BỀN VỮNG 
“AGTEK – Kết Nối Doanh Nghiệp Dệt May, Thời Trang Vì Một Tương Lai Bền Vững”
 
Kính gửi: Quý Doanh nghiệp,
 

Hiệp hội Dệt May Thời Trang TP.HCM (AGTEK), tiền thân là Hội Dệt May Thêu Đan TP.HCM, với hơn 30 năm hình thành và phát triển, luôn tự hào là cầu nối vững chắc giữa cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý, góp phần thúc đẩy ngành dệt may – thời trang ngày càng phát triển.
Với sứ mệnh đồng hành, hỗ trợ và nâng tầm giá trị cho các doanh nghiệp, Hiệp Hội Dệt May Thời Trang Tp. HCM (AGTEK) trân trọng kính mời Quý Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực: dệt may, thời trang, nguyên phụ liệu, thiết bị – công nghệ ngành dệt may cùng gia nhập mái nhà chung AGTEK.
Chúng tôi tin rằng sự tham gia của Quý Doanh nghiệp sẽ góp phần làm nên một cộng đồng doanh nghiệp đoàn kết, sáng tạo và phát triển bền vững.
Khi trở thành hội viên AGTEK, Quý Doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích thiết thực, từ việc kết nối cộng đồng doanh nghiệp, mở rộng cơ hội hợp tác, giao lưu chia sẻ cùng các doanh nghiệp trong ngành.
 
Trân trọng,
Hiệp hội Dệt May Thời Trang TP.HCM (AGTEK)
  • Address: Phòng 8 - Lầu 15 - 285 Cach Mạng Tháng Tám, p.12, Quận 10, TP.HCM 
  • Phone: (08) 6 2973 567 - Fax : (08) 62 973 540
  • Website: http://agtek.org.vn/