Triển vọng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản thời gian tới

Theo dữ liệu sơ bộ do Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố, nền kinh tế Nhật Bản đã bất ngờ rơi vào suy thoái trong quý cuối cùng của năm 2023 do nhu cầu trong nước yếu. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản trong quý 4/2023 đã giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước, sau mức giảm 3,3% trong quý 3/2023.

Trước đó, trong một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters, giới chuyên gia dự báo kinh tế Nhật Bản tăng trưởng 1,4% trong quý 4/2023. Nếu tính trên cơ sở quý sau so với quý trước, kinh tế Nhật giảm 0,1% trong quý 4/2023, thay vì tăng 0,3% như dự báo của chuyên gia.

Kết quả tăng trưởng quý 4/2023 làm gia tăng sự không chắc chắn về thời điểm Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ bắt đầu thoát chấm dứt chính sách tiền tệ siêu nới lỏng đã áp dụng dài cả thập kỷ.

Một số nhà phân tích cho rằng, Nhật Bản sẽ đối mặt thêm một đợt suy thoái khác trong quý 1/2024 do tăng trưởng toàn cầu chậm, nhu cầu hàng hóa từ Trung Quốc suy yếu, tiêu dùng và sản xuất trì trệ. Đáng chú ý là sự chậm chạp trong phục hồi tiêu dùng và chi tiêu vốn là trụ cột chính của nhu cầu trong nước của Nhật Bản. Vì vậy, nền kinh tế Nhật Bản sẽ thiếu động lực trong thời điểm hiện nay bởi không có các động lực tăng trưởng chủ chốt. 

Theo dự báo của các nhà phân tích và mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics, nền kinh tế Nhật Bản dự báo tăng trưởng 0,1% trong quý 1/2024. 

Như vậy, nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng yếu, cùng với đó, vẫn chưa có động lực cho sự tăng trưởng này trong thời gian tới khi các yếu tố chính của nền kinh tế Nhật Bản vẫn trong xu hướng tiêu cực, điều này sẽ tác động đáng kể đến chi tiêu tiêu dùng của Nhật Bản trong thời gian tới. Tuy vậy, nhu cầu tăng lên trong mùa du lịch của Nhật Bản được dự báo sẽ là động lực chính cho tiêu dùng hàng may mặc của Nhật Bản trong thời gian tới. Theo đó, nhập khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản vẫn có sự tăng trưởng trong thời gian tới. 

Một số yếu tố của nền kinh tế Nhật Bản sẽ tác động đến chi tiêu tiêu dùng hàng hóa nói chung, hàng may mặc của nước này nói riêng trong thời gian tới, dẫn từ nguồn số liệu Tradingeconomics và Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản:

 + Tỷ lệ lạm phát:

Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Nhật Bản giảm xuống 2,7% vào tháng 3/2024 từ mức cao nhất trong 3 tháng là 2,8% vào tháng 02/2024, phù hợp với sự đồng thuận của thị trường.

Trên cơ sở hàng tháng, tỷ lệ lạm phát của Nhật Bản tăng 0,2% trong tháng 3/2024, mức cao nhất kể từ tháng 10/2023, sau khi không thay đổi trong hai tháng trước đó.

+ Tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao 

Tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản ở mức 2,6% vào tháng 3/2024, tốc độ tương tự như tháng 02/2024, cao hơn dự báo của thị trường là 2,5%, duy trì ở mức cao nhất kể từ tháng 9/2023. 

Theo dữ liệu từ Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), doanh số bán quần áo và phụ kiện của Nhật Bản trong quý 1/2024 đạt 878,5 tỷ Yên (5,6 tỷ USD), tăng 7,85% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, doanh số bán quần áo tăng 4,4% và doanh số bán phụ kiện quần áo tăng 15,08%.

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng ở Nhật Bản giảm xuống 38,3 vào tháng 4/2024 từ mức 39,5 của tháng trước- mức cao nhất kể từ tháng 4/2019, và thấp hơn dự báo của thị trường là 39,7. Đó là con số thấp nhất trong ba tháng do niềm tin của các hộ gia đình suy yếu đối với tất cả các thành phần, cụ thể là tăng trưởng thu nhập (đạt 41,1 điểm so với mức 41,5 điểm trong tháng 3), việc làm (đạt 44,2 so với mức 45,0 điểm), mức độ sẵn sàng mua hàng hóa lâu bền (31,8 so với 34,0) và sinh kế tổng thể (36,1 so với 37,6).

Nguồn: Bản tin dệt may

ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN

Vui lòng đọc kĩ nội dung Thư mời gia nhập hội
Điền đầy đủ thông tin vào đơn gia nhập hội và gửi về địa chỉ bên dưới

  • Address: 183H Dương Quảng Hàm, P. 5, Q.Gò Vấp
  • Phone: (08) 6 2973 567 - Fax : (08) 62 973 540
  • Website: http://agtek.org.vn/