Pháp đề xuất EU cấm xuất khẩu quần áo đã qua sử dụng để giải quyết vấn đề rác thải dệt may

Reuters đưa tin, Pháp đang đề xuất Liên Minh Châu Âu (EU) lệnh cấm xuất khẩu quần áo đã qua sử dụng, trong bối cảnh các Chính phủ EU đang tìm kiếm những cách thức mới để giải quyết vấn đề rác thải dệt may, khi vấn nạn này ngày càng trở nên trầm trọng.

Dữ liệu thương mại của Liên Hợp Quốc cho thấy EU đã xuất khẩu 1,4 triệu tấn hàng dệt đã qua sử dụng vào năm 2022, nhiều hơn gấp đôi so với năm 2000. Lượng quần áo có thể gây ô nhiễm ở các nước châu Phi, nơi những mặt hàng không thể bán lại và sẽ bị vứt vào bãi rác.

Theo Ủy ban châu Âu, tổng cộng, châu Âu thải ra 5,2 triệu tấn rác thải quần áo và giày dép mỗi năm.

Cùng với Thụy Điển và Đan Mạch, những nước ủng hộ đề xuất cấm xuất khẩu rác thải dệt may, Pháp đang hướng tới mục tiêu đưa vấn đề  này ra thảo luận trong cuộc họp của Hội đồng Môi trường tại Brussels vào ngày 25 tháng 3, trong đó đổ lỗi cho thái độ vứt bỏ quần áo của các nhà bán lẻ "thời trang ăn liền". những người được hưởng lợi từ việc tiêu thụ quá mức.

Một bãi rác toàn quần áo đã qua sử dụng tại Tây Phi.

Bộ Môi trường Pháp cho biết: “Châu Phi không còn là thùng rác của thời trang nhanh nữa”. "Chúng ta phải giảm thiểu chất thải và quản lý chất thải của chính mình".

Trước đó, hôm 14/3, Hạ viện Pháp đã thông qua dự luật trừng phạt các sản phẩm thời trang nhanh hay còn gọi là “thời trang ăn liền”, nhằm giảm thiểu tác động của chúng đối với môi trường.

Theo đó, dự luật kêu gọi tăng phí môi trường lên tới 10 euro cho mỗi sản phẩm đến năm 2030, đồng thời cấm nhà sản xuất quảng cáo những sản phẩm này.

Sau khi Hạ viện Pháp thông qua, dự luật sẽ được chuyển tới Thượng viện Pháp để cơ quan này tiếp tục xem xét và bỏ phiếu.

Nếu nó trở thành luật chính thức, những thương hiệu thời trang nhanh như Shein, Temu (Trung Quốc) và Boohoo (Anh) sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề.

Nội dung dự luật nêu rõ: “Sự phát triển của ngành may mặc theo hướng phù du, kết hợp với số lượng (hàng hóa) tăng và giá cả thấp, tạo ra hành vi mua hàng ngẫu hứng và nhu cầu đổi mới liên tục gây ảnh hưởng đến thói quen mua hàng của người tiêu dùng”.

“Điều này đi kèm với hậu quả về môi trường xã hội và kinh tế”, dự luật nhấn mạnh.

Năm ngoái, Pháp đã thực hiện một chiến dịch đặc biệt nhằm khuyến khích người dân sửa và sử dụng lại quần áo, giày dép cũ thay vì vứt đi.

Chính phủ Pháp cam kết chi 154 triệu euro (168 triệu USD) cho sáng kiến này, họ thưởng cho người tiêu dùng số tiền lên tới 25 euro (27,20 USD) với mỗi sản phẩm may mặc mà họ đã sửa chữa.

Nguồn:Kinhtemoitruong.vn

 

ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN

TRỞ THÀNH HỘI VIÊN AGTEK - MỞ RỘNG MẠNG LƯỚI - PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA BẠN - GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM BỀN VỮNG 
“AGTEK – Kết Nối Doanh Nghiệp Dệt May, Thời Trang Vì Một Tương Lai Bền Vững”
 
Kính gửi: Quý Doanh nghiệp,
 

Hiệp hội Dệt May Thời Trang TP.HCM (AGTEK), tiền thân là Hội Dệt May Thêu Đan TP.HCM, với hơn 30 năm hình thành và phát triển, luôn tự hào là cầu nối vững chắc giữa cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý, góp phần thúc đẩy ngành dệt may – thời trang ngày càng phát triển.
Với sứ mệnh đồng hành, hỗ trợ và nâng tầm giá trị cho các doanh nghiệp, Hiệp Hội Dệt May Thời Trang Tp. HCM (AGTEK) trân trọng kính mời Quý Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực: dệt may, thời trang, nguyên phụ liệu, thiết bị – công nghệ ngành dệt may cùng gia nhập mái nhà chung AGTEK.
Chúng tôi tin rằng sự tham gia của Quý Doanh nghiệp sẽ góp phần làm nên một cộng đồng doanh nghiệp đoàn kết, sáng tạo và phát triển bền vững.
Khi trở thành hội viên AGTEK, Quý Doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích thiết thực, từ việc kết nối cộng đồng doanh nghiệp, mở rộng cơ hội hợp tác, giao lưu chia sẻ cùng các doanh nghiệp trong ngành.
 
Trân trọng,
Hiệp hội Dệt May Thời Trang TP.HCM (AGTEK)
  • Address: Phòng 8 - Lầu 15 - 285 Cach Mạng Tháng Tám, p.12, Quận 10, TP.HCM 
  • Phone: (08) 6 2973 567 - Fax : (08) 62 973 540
  • Website: http://agtek.org.vn/