Ngành dệt may hướng đến xây dựng ngành công nghiệp thời trang vươn tầm thế giới

Bước sang năm nay, dự báo nền kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức, song ngành dệt may Việt Nam vẫn đặt mục tiêu cho năm nay xuất khẩu vào thị trường toàn cầu là 44 tỷ USD, tăng khoảng gần 4 tỷ so với năm 2023. Ngành cũng đang kỳ vọng sẽ sớm thực hiện hoá được khát vọng xây dựng ngành công nghiệp thời trang Việt Nam vươn tầm quốc thế giới giai đoạn 2030-2045.

Trong năm qua, ngành dệt may cơ bản có sự thành công nhất định, đạt kim ngạch xuất khẩu 40,3 tỷ USD. Để thích ứng đa dạng chiến lược đã đề ra, toàn ngành dệt may đã đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa đối tác khách hàng và đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu. Vì thế, thặng dư thương mại toàn ngành là 17 tỷ USD. Các thị trường xuất khẩu chủ lực vẫn là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU… Để đáp ứng yêu cầu của đối tác, ngành dệt may Việt Nam đã thích ứng mạnh mẽ trong 5 năm qua về chuyển đổi số và xanh hóa trong các hoạt động của mình.

Theo ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10, dù doanh thu năm 2023 giảm khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2022- đạt khoảng 4.200 tỷ đồng, song nhìn về tổng thể, doanh nghiệp vẫn bảo toàn mọi mặt: từ năng lực sản xuất, đến chất lượng sản phẩm, khách hàng, thị trường tiếp tục duy trì trong năm. Đồng thời, mở rộng thêm được các thị trường xuất khẩu mới. Về chiến lược cho năm 2024, ông Thân Đức Việt chia sẻ:

 
nganh det may huong den xay dung nganh cong nghiep thoi trang vuon tam the gioi hinh anh 1
 
Ảnh minh họa

Năm 2024 cố gắng duy trì biện pháp của năm 2023 và có đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng cao hơn khoảng 7% doanh thu và lợi nhuận so với 2023. Năm 2024 chúng tôi sẽ tiếp tục bên cạnh mở rộng thêm các thị trường mới, sản phẩm mớ, doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát triển tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nội địa.

 

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, trong năm nay ngành đặt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2023. Đồng thời cho rằng năm nay ngành vẫn tiếp tục thực hiện chiến lược, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa khách hàng và đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu. Theo ông Vũ Đức Giang để ngành dệt may phát triển, Chính phủ và các bộ ngành cần xây dựng quy hoạch vùng tại địa phương để phát triển khu công nghiệp nhằm đầu tư vào các phần cung thiếu hụt đối với ngành dệt, nhuộm:

Theo ông Giang: "Nếu chúng ta không quy hoạch được ngành dệt, nhuộm, chúng ta vẫn phải nhập khẩu, tôi cho rằng các Hiệp định FTA Việt Nam đã ký thì sẽ không đem lại nhiều hiệu quả như mong đợi. Thứ hai nữa, tôi cho rằng đây là điều kiện cần và đủ đó là phải xây dựng được chiến lược, khát vọng là xây dựng được ngành công nghiệp thời trang cho các doanh nghiệp về nhãn hiệu, thương hiệu cho tầm nhìn 2030-2045- các thương hiệu Việt phải được bán trên các cửa hàng lớn trên toàn cầu. Do dó tôi cho rằng, Chính phủ phải định hướng xuyên suốt vấn đề này".

ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN

Vui lòng đọc kĩ nội dung Thư mời gia nhập hội
Điền đầy đủ thông tin vào đơn gia nhập hội và gửi về địa chỉ bên dưới

  • Address: 183H Dương Quảng Hàm, P. 5, Q.Gò Vấp
  • Phone: (08) 6 2973 567 - Fax : (08) 62 973 540
  • Website: http://agtek.org.vn/