Nhiều đơn hàng xuất khẩu dệt may đi Mỹ bị hủy do tồn kho nhiều, lạm phát cao

Các doanh nghiệp lớn như TCM, STK, ADS có đủ đơn đặt hàng cho Q3/22, nhưng một số khách hàng đã hủy đơn hàng do lượng hàng tồn kho cao. Trong khi đó, các đơn đặt hàng trong Q4/22 đã chậm lại do lo ngại về lạm phát.

Các doanh nghiệp lớn như TCM, STK, ADS có đủ đơn đặt hàng cho Q3/22, nhưng một số khách hàng đã hủy đơn hàng do lượng hàng tồn kho cao. Trong khi đó, các đơn đặt hàng trong Q4/22 đã chậm lại do lo ngại về lạm phát.

Ảnh minh họa.Ảnh minh họa.

Giá trị xuất khẩu dệt may đã tăng 17,8% so với cùng kỳ trong Q2/22, và 21,6% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm 2022 nhờ nhu cầu mạnh mẽ từ cả thị trường Mỹ và EU. Nhờ đó, tổng doanh thu Q2/22 của các công ty dệt may niêm yết tăng 22,4% so với cùng kỳ, thấp hơn 10,2% so với Q1/22. Biên lợi nhuận gộp giảm 1,1 điểm % do giá nguyên liệu đầu vào (bông, polyester) tăng.

Lợi nhuận ròng của toàn ngành tăng 19,5% trong quý 2/22 và 32,0% trong 6 tháng đầu năm 2022. Đáng chú ý, một số công ty dệt may đã ghi nhận khoản lỗ lớn từ chênh lệch tỷ giá do đồng EUR yếu đi.

NHIỀU ĐƠN HÀNG XUẤT KHẨU BỊ HỦY

Trong báo cáo cập nhật triển vọng ngành dệt may 6 tháng cuối năm 2022, Chứng khoán VnDirect cho rằng lạm phát cao có thể ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm thời trang ở Mỹ.

Mỹ đã cho thấy nhu cầu bị dồn nén mạnh mẽ sau khi gỡ bỏ lệnh giãn cách. Người Mỹ đã quay trở lại văn phòng, kéo theo sự phục hồi về nhu cầu đối với các sản phẩm văn phòng như vest, áo sơ mi. Do đó, giá trị nhập khẩu dệt may của Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng 30,9% đạt 66,3 tỷ USD.

Tuy nhiên, nhu cầu dệt may tại Mỹ có thể hạ nhiệt trong nửa cuối năm 2022 do lạm phát cao. Lạm phát tiêu dùng của Mỹ đã tăng nhanh lên 9,1% trong tháng 6, một mức chưa từng thấy trong hơn 4 thập kỷ qua. Nhu cầu của các mặt hàng quần áo cao cấp như áo sơ mi và áo phông làm từ sợi tái chế và sợi bông (giá cao hơn) sẽ chậm lại trong nửa cuối năm 2022.

Theo ban lãnh đạo các công ty may mặc, khách hàng Mỹ đã rút ngắn thời gian đặt hàng trước từ 6 tháng xuống còn 3 tháng do lượng hàng tồn kho cao và áp lực lạm phát. Các doanh nghiệp lớn như TCM, STK, ADS có đủ đơn đặt hàng cho Q3/22, nhưng một số khách hàng đã hủy đơn hàng do lượng hàng tồn kho cao. Trong khi đó, các đơn đặt hàng trong Q4/22 đã chậm lại do lo ngại về lạm phát.

Nhiều đơn hàng xuất khẩu dệt may đi Mỹ bị hủy do tồn kho nhiều, lạm phát cao - Ảnh 1

Ngành dệt may còn đối diện rủi ro tỷ giá gây áp lực lên đà tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu đến EU trong nửa cuối năm 2022.

Đồng EUR giảm xuống dưới 1,02 đô la vào ngày 07/07/2022, thấp nhất trong 20 năm qua, gần tương đương với đồng USD. Đồng tiền chung của khu vực EU đã liên tục giảm giá do lo ngại về suy thoái đến từ vấn đề nguồn cung năng lượng của EU, khi Nga đe dọa sẽ giảm cung cấp khí đốt cho Đức và nhiều nước khác.

Lợi nhuận ròng các công ty may mặc như MSH, TNG, TCM vì thế sẽ giảm 5-10% so với Q2/2022 do lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái.

 

CÓ NÊN BẮT ĐÁY CỔ PHIẾU DỆT MAY?

Cổ phiếu dệt may đã giảm khoảng 30,5% so với đầu năm sau sự điều chỉnh của thị trường và hiện đang được giao dịch ở mức PE trung bình 12 tháng là 11 lần.

VnDirect cho rằng triển vọng của ngành dệt may sẽ phụ thuộc vào việc kiểm soát lạm phát tại các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ và EU. Hiện 85% doanh thu của các công ty dệt may đến từ xuất khẩu, trong đó Mỹ và EU chiếm 61%. Theo quan điểm của VnDirect, định giá cổ phiếu dệt may như hiện nay tương đối rẻ nhưng vẫn chưa đủ hấp dẫn với những khó khăn trước mắt. Do đó, khuyến nghị Trung lập đối với các cổ phiếu ngành dệt may.

Nhiều đơn hàng xuất khẩu dệt may đi Mỹ bị hủy do tồn kho nhiều, lạm phát cao - Ảnh 2

Chưa kể, rủi ro đầu tư với nhóm này còn đến từ chi phí vận chuyển tăng cao. Chi phí vận chuyển container đã tăng từ 1.500 USD/container 40ft (Thượng Hải-Los Angeles) vào tháng 7/2019 lên gần 8.852 USD/container 40ft vào tháng 3/2022, tăng gấp sáu lần trong vòng 4 năm.

Mặc dù chi phí vận chuyển có dấu hiệu hạ nhiệt vào tháng 4/22 (-10% so với tháng 3/22), song dự phóng rằng chi phí logistic sẽ vẫn ở mức cao (~7000 USD/container 40ft) trong năm 2022 do giá dầu leo thang. Chi phí logistic cao hơn dự kiến có thể ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp của các công ty may mặc có nhiều đơn hàng FOB.

Ngoài ra, lạm phát kéo dài hơn dự kiến tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam sẽ làm giảm nhu cầu mua sắm đối với các sản phẩm dệt may.

Nhiều đơn hàng xuất khẩu dệt may đi Mỹ bị hủy do tồn kho nhiều, lạm phát cao - Ảnh 3

Tuy vậy, theo VnDirect, triển vọng của ngành dệt may sẽ tươi sáng hơn trong Q1/2023 do các sản phẩm dệt may sẽ được giảm thuế xuất khẩu vào thị trường EU vào năm 2023 nhờ EVFTA.

Theo Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), các loại hàng may mặc bao gồm B3, B5, B7 sẽ được giảm 2% - 4% thuế xuất khẩu vào năm 2023. Ngoài ra, Ủy ban châu Âu dự báo lạm phát trong khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ đạt 8,3% vào năm 2022, trước khi giảm xuống 4,3% vào năm 2023.

Lạm phát thấp hơn sẽ kích thích nhu cầu mua sắm các mặt hàng thời trang trong năm 2023. Do đó, kỳ vọng một số doanh nghiệp dệt may xuất khẩu com-lê, áo sơ mi, quần và váy sang châu Âu như MSH, M10, VGG, TNG sẽ được hưởng lợi từ EVFTA.

Nguồn: Vneconomy.vn

 

ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN

Vui lòng đọc kĩ nội dung Thư mời gia nhập hội
Điền đầy đủ thông tin vào đơn gia nhập hội và gửi về địa chỉ bên dưới

  • Address: 183H Dương Quảng Hàm, P. 5, Q.Gò Vấp
  • Phone: (08) 6 2973 567 - Fax : (08) 62 973 540
  • Website: http://agtek.org.vn/