Với sự hỗ trợ bởi Quỹ Laudes, các đối tác như Adidas, BESTSELLER, Vivobarefoot và Birla Cellulose, dự án sẽ đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật của sợi tự nhiên được tạo ra bởi sáu nhà đổi mới được lựa chọn bằng việc sử dụng chất thải nông nghiệp như trấu, sợi gai dầu, rơm lúa mì, chuối và dứa.
Katrin Ley, Giám đốc điều hành của Fashion for Good cho biết: “Dự án đầy tham vọng này khám phá một nguồn nguyên liệu mới cho ngành công nghiệp thời trang, nếu được mở rộng quy mô, sẽ giúp thúc đẩy cả ngành nông nghiệp và dệt may theo hướng “net-zero”. Chúng tôi nhận thấy tiềm năng to lớn đối với các loại chất thải nông nghiệp khác nhau. Bằng cách áp dụng các công nghệ tiên tiến để phát triển sợi tự nhiên, chúng tôi có thể giảm bớt áp lực lên các loại sợi tự nhiên hiện có và tránh xa các nguồn và nguyên liệu không bền vững ”.
Chất thải nông nghiệp đặt ra những thách thức đáng kể cho nông dân ở Nam Á và Đông Nam Á bởi chất thải không được tái sử dụng và thường được đốt. Trong năm 2017, chỉ riêng ở Ấn Độ, có tới 92 triệu tấn chất thải nông nghiệp được đốt hàng năm, thải ra khoảng 149 triệu tấn CO2. Đồng thời, việc xử lý các loại sợi nguyên sinh, thông thường như bông và polyester chiếm tới 39% lượng khí thải nhà kính trong chuỗi cung ứng hàng dệt may. Đổi mới nguyên liệu là điều cần thiết để giảm lượng khí thải này và thế hệ nguyên liệu tiếp theo là chìa khóa quan trọng nếu ngành công nghiệp này muốn khử cacbon trong chuỗi cung ứng của mình.
Dự án sẽ đặc biệt tập trung vào việc tái sử dụng chất thải nông nghiệp thành các hỗn hợp sợi tự nhiên mới khả thi. Birla Cellulose sẽ hợp tác chặt chẽ với các nhà sáng tạo để phát triển và chuẩn bị các vật liệu mới của họ có thể áp dụng rộng rãi hơn trong chuỗi cung ứng thời trang, với các đối tác thương hiệu tham gia dự án hỗ trợ thử nghiệm và cuối cùng là mở rộng quy mô của các loại sợi này.
Giai đoạn đầu tiên này của dự án kết thúc vào tháng 12 năm 2022. Giai đoạn tiếp theo sẽ được mở rộng về quy mô đối tác, các thương hiệu, những người chơi trong chuỗi cung ứng dệt may để thí điểm sản xuất với số lượng lớn hơn. Mục đích cuối cùng là tạo điều kiện cho các Hợp đồng bao tiêu thương hiệu và tài trợ để mở rộng quy mô.
Nguồn: Fashion for Good