Đây được coi là một nỗ lực rất lớn của toàn ngành trong bối cảnh tốc độ phục hồi của kinh tế thế giới có xu hướng chậm lại. Năm 2022, toàn ngành phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10% so với năm 2021, tương đương 43 tỷ USD.
Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý 3 năm 2021 nhưng xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong năm 2021 vẫn duy trì đà tăng trưởng tốt, đạt 39 tỷ USD. Giữ được vị trí trong top 3 các nước xuất khẩu dệt may và được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá ở vị trí cao nhất trong cơ hội phục hồi năm 2022.
Ngành dệt may phục hồi mạnh mẽ nhờ thích ứng linh hoạt.
Theo ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, năm 2022, dự báo tình hình dịch bệnh trên thế giới và Việt Nam vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường, song đã có những tín hiệu tích cực từ thị trường. Để giúp các doanh nghiệp phát triển một cách bền vững, ngành dệt may rất cần sự hỗ trợ từ Nhà nước thông qua các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ.anh nghiệp sau năm 2021 gặp rất nhiều khó khăn và mặc dù kim ngạch xuất khẩu đạt được phần nào. Tuy nhiên, nguồn lực của rất nhiều doanh nghiệp cũng cạn kiệt cho nên rất cần sự hỗ trợ của phía Nhà nước. Các bộ, ngành cũng đã liên tục tổ chức những cuộc hội nghị, diễn đàn lớn bàn về vấn đề phục hồi kinh tế và phát triển bền vững, tôi nghĩ rằng là cần phải tập trung vào để có thể nâng mức hỗ trợ cho doanh nghiệp” - ông Trương Văn Cẩm đề nghị.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam năm 2022, ngành đặt mục tiêu xuất khẩu 38 - 43,5 tỷ USD. Để đạt kế hoạch này, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch sản xuất và chủ động nguyên liệu trong bối cảnh dịch bệnh để có thể cân đối giữa việc đảm bảo đơn hàng và lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu./.