Nhân rộng mô hình thành công của ngành denim tại Bangladesh

Denim trở thành một cấu phần quan trọng đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Bangladesh. Vài năm trở lại đây, một phần đáng kể vải denim sẽ được nhập khẩu từ Trung Quốc, Pakistan và Ấn Độ để đáp ứng nhu cầu sản xuất xuất khẩu. Tuy nhiên vải denim sản xuất nội địa để cung cấp cho nhà máy may đã có sự tiến bộ và phát triển, cung cấp hơn 50% tổng nhu cầu sản xuất xuất khẩu denim. Chất lượng vải denim nội địa Bangladesh không thua kém hàng nhập khẩu. Chủng loại vải cũng đa dạng phục vụ sản xuất nhiều mẫu mã khác nhau. Lĩnh vực sản xuất vải denim đã và đang tiếp tục thu hút các khoản đầu tư lớn để nâng công suất.

Quy mô tiếp tục mở rộng

Cùng với việc sản xuất vải, các nhà máy giặt địa phương cũng có động lực phát triển theo rất tốt trong vài năm trở lại đây. Đặc biệt đối với denim, quá trình giặt đóng vai trò quan trọng trong khâu hoàn hiện vải, đáp ứng các yêu cầu thẩm mỹ và cảm nhận. Áp dụng công nghệ hiện đại và xử lý các yêu cầu kỹ thuật khó sẽ hỗ trợ sự phát triển ổn định của khâu giặt. Các nhà sản xuất hàng may mặc có xu hướng chọn vải địa phương thay cho chuỗi cung ứng xa về địa lý. Sự kết hợp hiệu quả này đã giúp các sản phẩm denim của Bangladesh tiếp cận với cả thị trường châu Âu và Mỹ. Bangladesh hiện có khoảng 400 nhà máy sản xuất xuất khẩu sản phẩm denim đi Mỹ và châu Âu. Sức mạnh liên kết nội địa này đủ sức để cạnh tranh với các đối thủ hàng đầu trên thế giới, trong khi quy mô thị trường denim toàn cầu sẽ tiếp tục mở rộng. Theo Technavio – công ty nghiên cứu và tư vấn, quy mô thị trường denim toàn cầu hiện khoảng 60 tỷ USD và sẽ còn tiếp tục mở rộng (chiếm gần 9% tổng nhu cầu hàng dệt may nói chung của thế giới).

Tuy nhiên, ngành denim của Bangladesh vẫn đang tụt hậu về năng lực thiết kế, phát triển và sản xuất các loại vải cao cấp so với Trung Quốc. Tính đến nay, Bangladesh có 35 nhà máy sản xuất vải denim với năng lực sản xuất 397 triệu mét/năm, trong khi các nhà sản xuất hàng may mặc vẫn phải nhập khẩu vải denim hàng năm ở mức 320-365 triệu mét từ Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ và Pakistan. Bên cạnh việc nâng cao năng lực tự chủ vải denim, Bangladesh cũng đã chớp cơ hội gia tăng thị phần trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ-Trung trong vài năm gần đây.

Mặc dù có nhiều cơ hội tăng trưởng, lĩnh vực này cũng phải đối mặt với nhiều thách thức thực tế:

  • Người mua tiếp tục hạ giá sản phẩm;
  • Các nước cạnh tranh sản xuất đa dạng, hợp thời trang và sản phẩm lạ mắt;
  • Điện cung cấp cho sản xuất bị gián đoạn và chất lượng thấp;
  • Không đủ thiết bị dệt và may tự động, hiện đại;
  • Không đủ khả năng nhận đơn hàng với thời gian giao hàng ngắn;
  • Sản phẩm tùy chỉnh không hiệu quả và thiếu đổi mới;
  • Năng lực của cảng không đủ và các lô hàng bị trì hoãn;
  • Việc phát triển và tiếp thị sản phẩm yếu kém;
  • Tăng chi phí sản xuất với VAT & các loại thuế, v.v.

Bất chấp những trở ngại, ngành denim đã phát triển đáng kể trong những năm qua. Sự thành công của lĩnh vực này có thể là bài học cho các lĩnh vực khác và các khu vực phụ trợ để xác định hướng đi phù hợp với mình. Hơn nữa, ngành denim vẫn chưa bão hòa và có thể tiếp tục phát triển tại Bangladesh trong vài năm tới. Hoàn toàn có khả năng đạt được vị trí trong chuỗi cung ứng toàn cầu về chất lượng đồng nhất từ khâu vải tới giặt và may.

Gia tăng xuất khẩu denim

Theo dữ liệu của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, Bangladesh hiện là nhà cung cấp denim lớn thứ ba xuất khẩu sang Hoa Kỳ sau Mexico và Trung Quốc với thị phần 11,3%.

Năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu denim của Bangladesh đi Mỹ đạt 561 triệu USD, Bangladesh cũng là quốc gia xuất khẩu quần áo jeans lớn nhất sang EU (bao gồm cả Vương quốc Anh) trong vài năm qua (theo số liệu của Eurostat). Quy mô xuất khẩu 1,6 tỷ USD (tương đương 1,31 tỷ EUR) kim ngạch xuất khẩu denim năm 2019.

Denim là lĩnh vực phát triển nhanh nhất trong ngành dệt may Bangladesh. Lúc đầu, các nhà sản xuất denim nghĩ rằng tuổi thọ của ngành công nghiệp denim có thể không kéo dài. Nhà sản xuất denim như Shasha Denim đã tính toán rằng, nhu cầu của ngành công nghiệp này có thể kéo dài đến năm 2010 do cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng. Nhưng thực tế chứng minh nhận định đó là sai. Hàng năm 2,1 tỷ sản phẩm denim được bán trên toàn cầu. Các dự báo đều nhận định quy mô thị trường denim toàn cầu sẽ đạt 64,1 tỷ USD vào cuối năm 2021. Vì vậy, kể cả đại dịch Covid-19 tác động, ngành công nghiệp denim đã đứng ở vị trí cao. Câu hỏi được đặt ra làm thế nào để duy trì sự thành công của ngành công nghiệp denim và hướng phát triển cho giai đoạn tiếp theo là gì?

Dưới đây là ý kiến trao đổi của một số lãnh đạo doanh nghiệp sản xuất denim tại Bangladesh:

Với thị phần denim toàn cầu là 87,4 tỷ đô la, Bangladesh đứng sau Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ý và một số nước Mỹ Latinh. Theo Hiệp hội các nhà máy dệt Bangladesh (BTMA), 32 nhà máy sản xuất vải denim xuất khẩu- đều được định hướng phục vụ các nhà sản xuất sản phẩm denim. Bangladesh có đủ năng lực để cạnh tranh với các ông lớn. Tuy nhiên, ngành công nghiệp denim của Bangladesh ít có sự đa dạng hóa và vấn đề chất lượng đáp ứng nhu cầu của thế giới. Bangladesh đang sản xuất các sản phẩm denim cơ bản.

Shams Mahmud – Giám đốc quản lý của nhà máy Shasha Denim Ltds nói, “Chúng tôi cần tập trung vào chất lượng và tăng cường R&D để tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh hơn trên thị trường”.

Khi thị trường cạnh tranh cùng một sản phẩm cơ bản, cạnh tranh chỉ phụ thuộc vào giá rẻ nhất, thời gian giao hàng ngắn nhất. Bangladesh không có đầy đủ các cơ sở cảng biển để rút ngắn thời gian giao hàng và hầu hết các nguyên liệu thô được nhập khẩu từ nước ngoài. Shafiur Rahman – Quản lý quốc gia của công ty G-Star RAW nói, “Để so sánh, các nhà sản xuất Bangladesh phải trả giá cao nhất cho sợi để họ không lấy lợi thế của liên kết ngược”.

Bangladesh đang được hưởng chương trình ưu đãi thuế quan (gọi tắt là GSP) khi xuất khẩu 37 quốc gia, hiện được coi là lợi ích duy nhất của Bangladesh. Shams Mahmud nói, “GSP là yếu tố hỗ trợ quan trọng giúp ngành công nghiệp denim phát triển trong một khoảng thời gian ngắn. Lúc đầu, các nhà sản xuất đang sử dụng sợi slub để sản xuất denim, nhưng khi các nhà sản xuất hướng tới vải stretched denim, chúng tôi bắt đầu đối mặt với khó khăn”. Ngành công nghiệp denim của Bangladesh thiếu R&D thích hợp, mặc dù các nhà sản xuất denim đã đầu tư vào R&D khoảng 1 tỷ USD trong những năm gần đây. Hầu hết các công trình nghiên cứu và phát triển của Shasha Denims đều đến từ Ý.

Các nhà sản xuất vẫn có thể triển khai R&D trên loại sản phẩm denim với vốn đầu tư thấp. Shafiur Rahman nói, “Lĩnh vực giặt của ngành công nghiệp denim có rất nhiều tiềm năng đa dạng hóa và gia tăng xuất khẩu”.

Người mua thích những thiết kế denim độc đáo được sản xuất từ khâu giặt. Ngày nay, các loại denim wash bắt mắt đang mở rộng trong thế giới thời trang. Vải đã giặt đang tăng tầm quan trọng hơn đối với phương tây và phương đông những thế hệ đang mang lại cơ hội tuyệt vời cho các nhà sản xuất Bangladesh. Gần đây, các nhà sản xuất denim đã bắt đầu xuất khẩu đến một số điểm đến: Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản và Nga. Thương nhân Bangladesh cung cấp sản phẩm denim cho các nhà bán lẻ như G-Star RAW®, H&M, Uniqlo, Levi’s, Nike, Tesco, Wrangler, s. Oliver, Hugo Boss, Puma, Primark và JC Penney.

Shams Mahmud nói, “Có rất nhiều sự đa dạng cơ hội trong lĩnh vực giặt hoàn thiện và đã đến lúc nắm bắt cơ hội đó và duy trì sự thành công của ngành công nghiệp denim”.

Denim là một ngành công nghiệp đang phát triển do nhu cầu của người mua nhưng không phải do nhà sản xuất Bangladesh quyết định. Shams Mahmood gợi ý rằng các doanh nghiệp mới gia nhập nên tập trung vào việc tạo ra vải denim nhãn hiệu. Để các nhà sản xuất có thể kết nối thị trường denim cả trong nước và thị trường quốc tế.

Shams Mahmud cho biết, “Các thương hiệu ngày nay đang tập trung vào vải nhẹ (8 ounce) để các doanh nghiệp mới nên tập trung phát triển các loại vải nhẹ”.

Một điểm lưu ý nữa là ngành công nghiệp denim cũng đối mặt với thách thức về yêu cầu phát triển bền vững của người mua hàng đặt nhà sản xuất trước bài toán đầu tư công nghệ tiết kiệm nước, giảm chất thải…

Shafiur Rahman nói, “Nếu các thương hiệu phải trả chi phí phát triển bền vững, nó có thể thúc đẩy ngành công nghiệp giảm xả thải”. Shams Mahmoud gợi ý rằng, tính bền vững có thể được đạt được theo nhiều cách với các giải pháp độc đáo. Blues slub ở Ethiopia được thu gom từ chất thải của xưởng thuộc da. Nhật Bản đã phát triển bông màu nâu tự nhiên không cần thuốc nhuộm để sản xuất khakis.

Bài: Vương Đức Anh (Biên dịch và tổng hợp)

Nguồn: Textile Today

 

ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN

Vui lòng đọc kĩ nội dung Thư mời gia nhập hội
Điền đầy đủ thông tin vào đơn gia nhập hội và gửi về địa chỉ bên dưới

  • Address: 183H Dương Quảng Hàm, P. 5, Q.Gò Vấp
  • Phone: (08) 6 2973 567 - Fax : (08) 62 973 540
  • Website: http://agtek.org.vn/