Năm 1907, một nhóm đại điện của ngành công nghiệp bông quốc tế đã hội họp tại Atlanta, Georgina, Mỹ và thống nhất đưa ra một bộ tiêu chuẩn bông để giải quyết vấn đề “giá cả khác nhau giữa các thị trường” đồng thời cung cấp cơ sở để giải quyết các tranh chấp về chất lượng bông, nâng cao nhận thức của người trồng bông về giá trị sản phẩm.
Khoảng 10 năm sau đó, dựa trên các Đạo luật về bông đã được ban hành, Mỹ đã giới thiệu một hệ thống phân loại bông, giao cho Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) chủ trì thực hiện. Phòng Đảm bảo chất lượng (The Quality Asurance Division) của USDA đảm nhận thực hiện phân loại cho toàn bộ bông sản xuất ra. Họ có tổng cộng 10 cơ sở phân loại bông rải theo vành đai trồng bông như bản đồ dưới đây:
Người trồng bông, người mua, người bán, nhà nghiên cứu, những đối tượng có nhu cầu khác đều có thể sử dụng dịch vụ phân loại bông của USDA và trả chi phí cho việc sử dụng dịch vụ này.
Việc phân loại bông Mỹ là không bắt buộc. Tuy nhiên, những người trồng bông đã nhận thấy lợi ích lớn của việc này. Nó góp phần tạo sự minh bạch cho thương mại bông, tạo sự tin tưởng cho khách hàng, góp phần tiếp thị cho sản phẩm và giúp những người trồng bông có thể được hưởng các chương trình trợ giá từ chính phủ.
Hiện nay, gần như 100% bông Mỹ sản xuất ra đều được phân loại và có mã nhận diện kiện hàng vĩnh viễn PBI (Permanent Bale Identification).
Quy trình phân loại bông Mỹ
Tại các ruộng bông, bông được thu hoạch bằng máy rồi chuyển đến các nhà máy cán bông (Gin). Tại đây, xơ bông được tách khỏi hạt, loại bỏ sơ bộ các tạp chất và vật thể ngoại lai, đóng thành các kiện bông nặng khoảng 500 pound. Quy trình phân loại bông Mỹ được thực bắt đầu từ đây theo quy trình sau:
STT |
Quy trình |
Nội dung thực hiện |
1 |
Rút mẫu từ các kiện bông tại các nhà máy cán bông (Gin) |
– Cách thức lấy mẫu: 230gr/ mẫu/ kiện
– Quá trình lấy mẫu có sự giám sát của Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ (USDA).
|
|
2 |
Mẫu và kiện bông được dán nhãn PBI |
– Dán nhãn nhận diện PBI cho mẫu và kiện bông. |
|
3 |
Mẫu được chuyển đến Phòng phân loại khu vực của USDA. |
– Tại các khu vực trồng bông có đặt các phòng phân loại của USDA. Có tổng cộng 10 phòng phân loại phân bố dọc theo vành đai trồng bông. |
– |
4 |
Điều hòa mẫu |
– Các mẫu bông cần được cân bằng độ ẩm đạt quy định trước khi được đưa vào phân loại.
|
|
5 |
Phân loại HVI |
–
– Xác định chiều dài, tính đồng đều của chiều dài, cường lực, độ mảnh, cấp màu, tạp, lá, vật thể ngoại lai.
|
|
6 |
Phân loại thủ công |
– Thường để kiểm tra vật thể ngoại lai và một số chỉ tiêu đặc biệt không đo lường được.
|
|
7 |
Lưu trữ dữ liệu phân loại tại cơ sở |
– Tạo dữ liệu cho Gin/Agent. |
|
8 |
Lưu trữ dữ liệu phân loại lên kho dữ liệu quốc gia |
– Tạo dữ liệu cho Agent/Owner. |
|
Bông Green card
Sau khi bông đã được phân loại bởi USDA, dữ liệu cho từng kiện bông theo mã PBI được đưa vào hệ thống dữ liệu quốc gia do USDA quản lý. Người chủ sở hữu bông và/hoặc đại lý của họ có thể truy cập vào hệ thống để xem/trích xuất dữ liệu bảng test HVI. Một số nhà thương mại bông chấp nhận bỏ chi phí để xin bản chứng nhận chất lượng (Form R) cho lô bông từ USDA. Bản chất Form R cũng thể hiện các tiêu chuẩn chất lượng như bảng test HVI nhưng có dấu, chữ ký xác nhận của USDA nhằm tạo thêm sự tin tưởng cho người mua bông. Khi bông đã được phân loại, các nhà thương mại có thể lựa chọn hình thức bán bông Green Card (cung cấp kèm bảng test HVI cho khách hàng) hoặc bán bông Description (chỉ mô tả chất lượng hàng hóa, không kèm bảng test HVI).
Bảng test HVI
Từ góc độ thực vật học, bông được chia thành 3 nhóm thương mại chính. Nhóm đầu tiên là bông Gossypium hirsutum có nguồn gốc từ Mexico và Trung Mỹ được cải tiến và trồng rộng rãi tại Mỹ, loại này thường được gọi là bông vùng cao “American Upland Cotton”. Chiều dài xơ bông dao động từ 7/8 đến 15/16 inch. Nhóm thứ hai là G. Barbadense, có nguồn gốc Nam Mỹ, chiều dài xơ bông từ 1¼ đến 19/16 inch, được gọi là bông “Pima”. Nhóm còn lại là G.herbaceum và G.arboreum, xuất xứ từ Ấn Độ và Đông Á, chiều dài xơ bông từ 1/2 đến 1 inch, loại này không được trồng ở Mỹ.
Trong ba nhóm này thì nhóm thứ hai “American Upland Cotton” là loại bông phổ biến nhất, chiếm khoảng 90% sản lượng bông Mỹ. Vì vậy, trong bài viết này sẽ tập trung vào việc phân loại chất lượng và bảng test HVI của nhóm bông này.
Một bảng test HVI sẽ bao gồm những thông tin như mẫu dưới đây.
Ngoài những thông tin về mã nhà máy cán bông, mã kiện thì bảng test HVI sẽ thể hiện các chỉ tiêu cơ bản về chất lượng bông như chi tiết dưới đây:
STT |
Chỉ tiêu |
Chi tiết |
1 |
Cấp màu – Grade |
|
2 |
Chiều dài – Length |
|
3 |
Độ đồng đều chiều dài – Length Uniformity |
|
4 |
Cường lực – Strength |
|
5 |
Độ mảnh – Micronaire |
|
6 |
Tạp chất- Trash |
2-4%. Thường khoảng 2,5% |
7 |
Tạp lá – Leaf |
Cấp 1,2: Tốt
Câp 3,4,6: TB
Cấp 6,7: xấu
|
|
So sánh bán bông Green Card (GC) và bán bông Description
|
Bán GC |
Bán Description |
Chất lượng |
– Cung cấp bảng test HVI cho từng kiện bông. Có thể có thêm chứng nhận chất lượng Form R.
– Chất lượng đồng đều. Riêng đối với bông Recap chất lượng có thể không đồng đều nhưng người mua đã được biết trước.
– Các tiêu chuẩn chất lượng bằng hoặc cao hơn bảng test HVI, không được thấp hơn.
|
– Chỉ mô tả chất lượng với các chỉ tiêu: Mùa vụ, cấp bông, độ dài, cường lực, độ mảnh. Không có bảng test HVI.
– Chất lượng không đồng đều.
– Một số kiện bông có thể có chỉ tiêu chất lượng thấp hơn so với quy định trong hợp đồng.
|
Khiếu nại chất lượng |
– Không được |
– Có thể |
Giá cả |
– Cao hơn |
– Thấp hơn |
Chênh lệch giá cả thường phụ thuộc vào nhu cầu đối với bông GC. Trong điều kiện bình thường, mức chênh lệch khoảng 4-6usc/kg. Tuy nhiên, vào những thời điểm Trung Quốc nhập khẩu bông cho kho dữ trữ Nhà nước thì mức chênh lệch có thể đến 10usc/kg vì Trung Quốc nhập khẩu phần lớn bông Green Card. |
Phương Thanh