Tình hình kinh tế thế giới 9 tháng đầu năm 2020
Tại Mỹ: Kết quả tổng hợp ý kiến từ 62 kinh tế gia trong tuần đầu tháng 9 cho thấy, GDP quý III/2020 của Mỹ có thể tăng 23,9%, cao hơn rất nhiều so với dự báo 18,3% trước đó.
Sự phục hồi nhanh hơn dự kiến của nền kinh tế Mỹ thời gian qua phần lớn là nhờ vào chính sách tiền tệ và các khoản hỗ trợ kinh tế chưa từng có của Chính phủ Mỹ. Ngay từ tháng 3, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã giảm lãi suất xuống mức gần bằng 0 và đẩy mạnh việc mua vào trái phiếu chính phủ. Đồng thời, FED giảm mạnh mức lãi suất cho vay mua nhà ở. Các gói hỗ trợ kinh tế từ Quốc hội đối với các hộ gia đình và người mất việc làm để bù đắp khoản thu nhập bị mất đi cũng đã góp phần làm gia tăng trong lĩnh vực bán lẻ.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng GDP trong quý III và quý IV không mong đợi có thể bù đắp được những tổn thất của nền kinh tế lớn nhất thế giới này trong nửa đầu năm 2020. GDP của Mỹ đã giảm 31,7% trong quý II/2020 so với cùng kỳ 2019, đây là mức giảm nhiều nhất theo quý từ trước tới nay, đẩy nền kinh tế nước này vào đà khủng hoảng khi đại dịch do Covid-19 đã buộc nhiều nhà hàng, cửa tiệm và nhà máy phải đóng cửa, khiến hàng triệu việc làm bị mất, cùng niềm tin tiêu dùng của các hộ gia đình, vốn dĩ là động lực phát triển chính cho kinh tế Mỹ bị xói mòn. Khả năng phục hồi sẽ phụ thuộc phần lớn vào mức độ Mỹ áp chế được bệnh dịch và tránh làn sóng phơi nhiễm mới. Các chuyên gia kinh tế của FED đã dự báo, tăng trưởng GDP 2020 của Mỹ sẽ đạt tăng trưởng âm 6,5%.
Tại EU: Châu Âu đang vật lộn với làn sóng Covid-19 thứ hai, có thể một lần nữa lại hủy hoại nền kinh tế khu vực này. GDP khu vực đồng Euro đã giảm 11,8% trong quý II/2020, do các biện pháp phong tỏa ngặt nghèo nhằm ngăn virus lây lan. Nhiều chính phủ đã thông báo lệnh phong tỏa mới, hoặc giảm tốc mở cửa lại nền kinh tế do số ca lây nhiễm tăng mạnh. Nhiều chuyên gia kinh tế học đưa ra nhận định về khả năng suy thoái kép (ví dụ GDP lại giảm trong quý IV) đang tăng lên.
Tại Nhật Bản: GDP quý II/2020 của Nhật Bản giảm 28,1%, mạnh nhất kể từ năm 1955, chủ yếu do đầu tư của doanh nghiệp lao dốc. Một báo cáo độc lập gần đây cho thấy, chi tiêu của các hộ gia đình Nhật Bản giảm mạnh trong tháng 7, do người tiêu dùng giảm đi du lịch và ra ngoài ăn trong mùa dịch. Mức lương tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái cũng giảm tháng thứ 4 liên tiếp, càng gây sức ép lên tiêu dùng.
Tình hình nhập khẩu dệt may của thế giới
Do kinh tế toàn cầu suy yếu, tình hình nhập khẩu dệt may 9 tháng đầu năm 2020 tại các quốc gia nhập khẩu lớn cũng giảm rõ rệt. Tổng kim ngạch nhập khẩu toàn cầu giảm 12,4% trong 9 tháng 2020 so với cùng kỳ 2019, ước đạt 419,3 tỷ USD. Trong đó, nhập khẩu từ Mỹ đạt 84,3 tỷ USD, giảm 8,6 % trong 9 tháng 2020 so với cùng kỳ 2019. Nhập khẩu EU (28) trong 9 tháng 2020 đạt 189,4 tỷ USD, giảm 9,2% so với 2019. Giảm mạnh nhất là nhập khẩu của Trung Quốc, đạt 14,1 tỷ, giảm tới 42,7% so với 2019, cho thấy đại dịch Covid-19 tác động mạnh đến cầu dệt may thế giới như thế nào.
Ước kim ngạch nhập khẩu dệt may các quốc gia lớn (Đơn vị: triệu USD)
Thị trường
|
9T/2018
|
9T/2019
|
Ước 9T/2020
|
9T/19 so 9T18 (%)
|
9T/20 so 9T/19 (%)
|
Mỹ
|
89.297
|
92.311
|
84.372
|
3,38
|
-8,6
|
EU (28)
|
213.312
|
208.597
|
189.406
|
-2,21
|
-9,2
|
Nhật Bản
|
27.748
|
27.840
|
27.868
|
0,33
|
0,1
|
Hàn Quốc
|
11.831
|
12.161
|
11.310
|
2,79
|
-7
|
Trung Quốc
|
25.892
|
24.697
|
14.151
|
-4,62
|
-42,7
|
Khác
|
125.795
|
113.133
|
92.268
|
-10,07
|
-18,44
|
Tổng
|
493.875
|
478.739
|
419.375
|
-3,06
|
-12,4
|
Nguồn: Trademap
Kim ngạch xuất khẩu dệt may các nước vào Mỹ 6 tháng 2020 (Đơn vị: triệu USD)
Thị trường
|
6T/2018
|
6T/2019
|
6T/2020
|
Thay đổi 6T/19 so 6T/18 (%)
|
Thay đổi 6T/20 so 6T/19 (%)
|
Trung Quốc
|
18.090
|
18.118
|
19.510
|
0,15
|
7,68
|
Việt Nam
|
10.502
|
11.427
|
10.354
|
8,81
|
-9,39
|
Ấn Độ
|
4.332
|
4.617
|
3.372
|
6,58
|
-26,97
|
Mexico
|
2.688
|
2.630
|
2.034
|
-2,16
|
-22,66
|
Bangladesh
|
2.875
|
3.225
|
2.589
|
12,17
|
-19,72
|
Indonesia
|
2.436
|
2.482
|
2.003
|
1,89
|
-19,3
|
Nguồn: Trademap
Kim ngạch xuất khẩu dệt may các nước vào EU 6 tháng 2020 (Đơn vị: triệu USD)
Thị trường
|
6T/2018
|
6T/2019
|
6T/2020
|
Thay đổi 6T/19 so 6T/18 (%)
|
Thay đổi 6T/20 so 6T/19 (%)
|
Tổng
|
138.664
|
134.584
|
124.154
|
-2,94
|
-7,75
|
Trung Quốc
|
22.410
|
22.107
|
26.816
|
-1,35
|
21,3
|
Bangladesh
|
|
|
|
4,27
|
-15,93
|
Thổ Nhĩ Kỳ
|
9.869
|
9.318
|
7.296
|
-5,58
|
-21,7
|
Ấn Độ
|
5.831
|
5.456
|
4.319
|
-6,43
|
-20,84
|
Pakistan
|
3.491
|
3.543
|
3.087
|
1,49
|
-12,87
|
Việt Nam
|
2.449
|
2.597
|
2.159
|
6,04
|
-16,88
|
Nguồn: Trademap
Dự báo kịch bản 2020
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế sơ bộ tháng 9/2020, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo GDP toàn cầu sẽ giảm 4,5% trong năm 2020. Kinh tế toàn cầu đã hoạt động tốt hơn mong đợi nhưng vẫn trên đà sụt giảm sản lượng. Trước đó, dự đoán đưa ra hồi tháng 6/2020 mức độ sụt giảm là 6%.
Với năm 2021, OECD dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 5%, tuy nhiên triển vọng vẫn chưa chắc chắn bởi các nhà kinh tế học không đưa ra được kịch bản cho đại dịch Covid-19. Các lĩnh vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng, chẳng hạn như ngành du lịch và lữ hành, vẫn chưa hồi phục hoàn toàn sau các biện pháp khóa cửa nghiêm ngặt được áp dụng vào đầu năm nay. Nhiều quốc gia đang vật lộn với sự gia tăng số lượng các ca nhiễm mới. Do đó, các nhà chức trách có thể đưa ra các hạn chế mới trong những tuần tới để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới - điều này sẽ gây thêm áp lực lên nền kinh tế toàn cầu.
Trung Quốc, Hoa Kỳ và khu vực đồng Euro được kỳ vọng sẽ hoạt động tốt hơn so với dự báo ban đầu vào tháng sáu. Trong khi đó, kỳ vọng tăng trưởng đối với Ấn Độ, Mexico và Nam Phi đã trở nên tồi tệ hơn. Trung Quốc được dự đoán sẽ tăng 1,8% vào năm 2020 - quốc gia duy nhất trong số các nước OECD ước tính sẽ tăng trưởng. Ngược lại, nền kinh tế Mỹ giảm 3,8% và khu vực đồng Euro giảm 7,9%. Bức tranh thậm chí còn tồi tệ hơn đối với Ấn Độ, Argentina, Anh, Nam Phi và Mexico, tất cả đều được dự báo GDP sẽ giảm hơn 10%.
Về dệt may, với tình trạng nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường yếu kém bởi các tác động do Covid-19 lên thu nhập và tâm lý người tiêu dùng, áp lực về đơn hàng tiếp tục sẽ là nguyên nhân khiến doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải quan ngại trong 3 tháng cuối năm 2020 và cả năm 2021. Hiện tại có một số doanh nghiệp chưa có đơn hàng tháng 11, tháng 12, và đang cầm cự để chờ những diễn biến mới của Quý I/2021.
Tính về kim ngạch xuất khẩu dệt may chung của Việt Nam, bắt đầu từ cuối quý II sang quý III/2020, thị trường xuất khẩu đón nhận chỉ dấu tốt, do các số liệu xuất khẩu sang các thị trường chính cho thấy sức giảm trong xuất khẩu không nhanh và mạnh như 6 tháng đầu năm, chứng tỏ thị trường đang dần hồi phục trở lại. Ước kim ngạch xuất khẩu dệt may 2020 Việt Nam vào khoảng 33 tỷ USD, giảm 15,3% so với năm 2019.
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Thống kê và các Cục Thống kê