Xuất khẩu dệt may: Gỡ điểm nghẽn để tiến lên phía trước

Đứng trước những khó khăn chất chồng từ đại dịch và lo lắng thường trực với nguy cơ bị áp thuế tại một số thị trường lớn, ngành dệt may vừa gỡ được điểm nghẽn về xuất xứ, phần nào yên tâm xuất khẩu.

 Đứng trước những khó khăn chất chồng từ đại dịch và lo lắng thường trực với nguy cơ bị áp thuế tại một số thị trường lớn, ngành dệt may vừa gỡ được điểm nghẽn về xuất xứ, phần nào yên tâm xuất khẩu.
Báo động nhiều mặt hàng xuất khẩu gặp “nguy” ở EU

Châu Âu vốn là thị trường tiềm năng hàng đầu đối với xuất khẩu dệt may nước ta. Đặc biệt, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) được ký kết được coi là cú hích lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành dệt may, tận dụng cơ hội từ việc giảm thuế về 0% để chiếm lĩnh thị phần, mở rộng thị trường. Dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường EU sẽ tăng nhanh với mức khoảng 67% đến năm 2025 so với kịch bản không có hiệp định.

Kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam từ chỗ năm 2016 đứng thứ 4 thế giới, sau Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ thì đến năm 2019 đã vượt lên trên Ấn Độ, đứng thứ 3 thế giới.

Theo ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), dự báo năm 2020, ngành dệt may Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 33,5 - 34 tỷ USD. Trong đó, các sản phẩm chính bao gồm: xơ, sợi các loại đạt 4.000 tấn, vải đạt 3.500 triệu m2, sản phẩm may hơn 8.500 sản phẩm. Giá trị thặng dư thương mại đến năm 2025 phấn đấu đạt 33 tỷ USD, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 11,6%.

Tuy nhiên, ngành đang và sẽ gặp nhiều rào cản không nhỏ tại các thị trường xuất khẩu. Điển hình, theo thông báo mới đây của Bộ Công thương, Ủy ban Kinh tế Á - Âu (EEC) vừa cảnh báo về việc các mặt hàng dệt may của Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan xuất khẩu vào Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU) theo FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (VN-EAEU) có nguy cơ vượt mức ngưỡng (trigger level) áp dụng biện pháp phòng vệ năm 2020 theo quy định VN-EAEU FTA.

Cụ thể, các mặt hàng váy, đầm, quần áo phụ nữ của… Việt Nam xuất khẩu vào EAEU trong thời gian từ tháng 1/2020 đến tháng 9/2020 đã đạt 94,4% mức ngưỡng quy định cho năm 2020.

Thông báo cho thấy, lượng nhập khẩu ưu đãi các mặt hàng com lê, áo khoác, blazer, quần tây trong thời gian từ tháng tháng 1/2020 đến tháng 9/2020 lên tới 72% mức ngưỡng tương ứng cho năm 2020 và khối lượng nhập khẩu ưu đãi đối với áo sơ mi, áo chui đầu, ghi lê, áo cộc lên tới 71,5% mức ngưỡng tương ứng cho năm 2020.

Theo Điều 2.10 của VN-EAEU FTA quy định về biện pháp phòng vệ ngưỡng đối với 12 nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, mặt hàng dệt may đang có nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng khi nhập khẩu vào EAEU. Theo đó, tùy thuộc lượng xuất khẩu vượt ngưỡng, các mặt hàng dệt may của Việt Nam sẽ bị áp mức thuế MFNa trong thời gian 6 tháng hoặc 9 tháng.

Bên cạnh đó, cùng với da giày, túi xách, ngành dệt may đang đứng trước nguy cơ bị thiệt hại nặng khi Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ khởi động điều tra theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại Hoa Kỳ.

Gỡ vướng về nguồn nguyên liệu

Một trong những lo ngại hàng đầu được đặt ra trong EVFTA là theo cam kết tại hiệp định này, bên cạnh việc đáp ứng tiêu chí khắt khe về chất lượng, các doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ rất chặt chẽ. Cụ thể, quy tắc xuất xứ “từ vải trở đi”, tức là vải nguyên liệu được dùng để may quần áo phải được dệt tại Việt Nam hoặc các nước thành viên EU – đây là điểm yếu của ngành dệt may.

Tuy nhiên, những lo ngại trên đã phần nào được hóa giải khi nước ta đã đàm phán thành công với các nước EU đưa vào EVFTA điều khoản cho phép doanh nghiệp Việt Nam được cộng gộp hàm lượng xuất xứ của nguyên liệu dệt may nhập khẩu từ Hàn Quốc (nước đã ký FTA với EU) vào sản phẩm dệt may sản xuất tại Việt Nam để được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang các nước EU.

Do đó doanh nghiệp nước ta có thể ngay lập tức giải quyết được khó khăn về nguyên liệu dệt may chất lượng cao, tận dụng cơ hội xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường EU tiềm năng và rộng mở.

“Có thể thấy, thỏa thuận này có ý nghĩa quan trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam tận dụng nguồn nguyên liệu dệt may chất lượng cao từ Hàn Quốc để sản xuất, xuất khẩu đi EU” - ông Cẩm nhấn mạnh.

Trên thực tế, để tìm kiếm cơ hội vào EU, nhiều doanh nghiệp dệt may đã đầu tư từ nhà xưởng, máy móc công nghệ đến việc đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của các nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, việc thiếu hụt về nguồn cung nguyên liệu vẫn đang là trở ngại cần giải quyết nếu muốn nắm bắt cơ hội từ thị trường này mang lại.

Ngoài ra, bên cạnh sự nỗ lực từ phía doanh nghiệp, Chính phủ cần sớm ban hành Quy hoạch phát triển ngành tới năm 2040 gồm cả dệt may và da giày. Quy hoạch phải đặt trọng tâm vào việc xây dựng các khu công nghiệp dệt may có xử lý nước thải hiện đại, để chu trình dệt - nhuộm - may - hoàn tất được đầu tư phát triển, đóng góp vào nguồn cung toàn cầu và giảm bớt phụ thuộc nhập khẩu, tận dụng tối đa ưu đãi từ EVFTA hay những hiệp định thương mại khác./.

Nguồn: http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2020-12-15/xuat-khau-det-may-go-diem-nghen-de-tien-len-phia-truoc-96907.aspx

ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN

Vui lòng đọc kĩ nội dung Thư mời gia nhập hội
Điền đầy đủ thông tin vào đơn gia nhập hội và gửi về địa chỉ bên dưới

  • Address: 183H Dương Quảng Hàm, P. 5, Q.Gò Vấp
  • Phone: (08) 6 2973 567 - Fax : (08) 62 973 540
  • Website: http://agtek.org.vn/