Tác động môi trường của ngành dệt may là một chủ đề được giám sát kỹ lưỡng từ lâu. Với sự tham gia của nhiều bên từ người tiêu dùng đến các quan chức chính phủ nhằm đề xuất cách tạo ra những thay đổi tích cực, có ý nghĩa. Dưới đây là năm cách các nhà sản xuất dệt may có thể kích thích sự phát triển.
Hình 1: Hàng dệt gấp
Giảm việc sử dụng các quy trình độc hại
Một lựa chọn để các nhà sản xuất dệt may thực hiện cải tiến là phân tích quy trình nào có tác động tiêu cực nhiều nhất cho trái đất và tìm cách thay đổi hoặc loại bỏ chúng. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Aalto đã đưa ra một phương pháp không độc hại để sản xuất vải dệt không thấm nước, thoáng khí. Phương pháp này tạo ra một lớp phủ sáp carnauba trên bề mặt vải.
Nhóm nghiên cứu cũng xác định rằng các nhà sản xuất dệt may có thể nhuộm và chống thấm các vật liệu một cách đồng thời bằng cách sử dụng phương pháp của họ. Với lợi thế đa chức năng như vậy, kỹ thuật này cũng có thể hỗ trợ lợi ích môi trường bằng cách giảm tài nguyên được sử dụng trong quá trình sản xuất.
Nghiên cứu lựa chọn sáng tạo vải tái chế
Ngày càng có nhiều công ty dệt may chuyển sang sử dụng vật liệu tái chế để giảm bớt tác động đến môi trường. Ví dụ công ty sản xuất nylon từ lưới đánh cá tái chế, trong khi công ty khác tập trung vào bông và polyester sau khi tiêu dùng. Chất thải không biến mất và các doanh nghiệp có tư duy tương lai này muốn tạo ra những điều mới mẻ từ nó.
Không chỉ hàng dệt may giúp ích cho môi trường thông qua việc tái chế. Một số thương hiệu cho biết các quy trình sản xuất vải dệt của họ giúp giảm 98% lượng nước sử dụng và cắt giảm 90% lượng khí thải carbon dioxide. Những loại vải mới này vẫn chưa phổ biến, nhưng chúng có thể trở nên phổ biến hơn khi mọi người biết đến chúng. Nhiều người tiêu dùng có ý thức đang mong muốn giúp đỡ hành tinh bằng cách chọn trang phục thân thiện với môi trường và đây là một cách để làm điều đó.
Hình 2: Ảnh cận cảnh các loại vải dệt
Ngừng tham gia vào xu hướng thời trang nhanh
Sự gia tăng của thời trang nhanh liên quan đến quần áo mà các nhà sản xuất dệt may nhanh chóng tung ra để đáp ứng xu hướng tiêu dùng luôn biến động. Cũng có một sự thay đổi liên quan trong sản xuất hàng may mặc lâu dài. Nhiều nhà bán lẻ thời trang nhanh mong muốn mọi người mặc quần áo vài lần rồi bỏ đi. Chu kỳ ngắn đó có nghĩa là không cần tập trung vào các mặt hàng chất lượng cao kéo dài trong nhiều năm.
Hãy xem xét rằng trong khi ngành công nghiệp quần áo truyền thống có hai chu kỳ mỗi năm, thời trang nhanh có 50 chu kỳ. Đó gần như là một chu kỳ mới cho mỗi tuần trong năm. Sự thay đổi này khiến mọi người mua nhiều quần áo hơn nhưng không mặc chúng thường xuyên. Các nhà sản xuất dệt may đang tìm cách để thoát khỏi cơn sốt thời trang nhanh. Nhiều công ty ở Hoa Kỳ và các nơi khác phản đối văn hóa vứt bỏ của thời trang nhanh.
Cải thiện các hoạt động liên quan đến nước thải
Ngành công nghiệp dệt may là một nhà sản xuất nước thải đáng kể, đặc biệt là trong các bước nhuộm màu và hoàn thiện quần áo. Đặt vấn đề vào bối cảnh, xem rằng ngành công nghiệp sử dụng khoảng 100 đến 200 lít nước cho mỗi kg sản phẩm được sản xuất, tái chế nước thải được lựa chọn. Một dự án tại nhà máy dệt ở Pakistan đã sử dụng lò phản ứng sinh học màng và thẩm thấu ngược để làm điều đó, làm cho nước thích hợp để tái sử dụng trong quá trình giũ vải.
Một cách khác đó là loại bỏ các chất gây ô nhiễm như thuốc nhuộm khỏi nước thải trước khi gây ô nhiễm ra môi trường. Một nghiên cứu sinh gần đây đã khám phá nhiều phương pháp khác nhau để đạt được mục tiêu đó. Các thí nghiệm của cô làm sạch nước thải khi giảm tiêu thụ năng lượng và hóa chất được sử dụng. Nhiều lựa chọn chưa sẵn sàng để sử dụng rộng rãi, nhưng các nhà sản xuất dệt may nên bám sát những tiến bộ và sẵn sàng áp dụng chúng khi có thể.
Phát triển các loại vật liệu ít rụng xơ vải
Các nhà sản xuất dệt may cũng có thể giúp bằng cách sử dụng loại vải kỹ thuật ít có khả năng rơi ra các sợi vi nhựa trong quá trình giặt. Một nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng lượng nước được sử dụng trong quá trình giặt là một trong những yếu tố chính gây ra sự giải phóng các hạt đó. Thống kê của họ cho thấy rằng một chu kỳ giặt vải dễ hỏng làm rụng nhiều hơn 800.000 sợi so với chế độ giặt tiêu chuẩn. Kết quả đó góp phần làm gia tăng ô nhiễm nhựa trong các đại dương của chúng ta.
Các nhà khoa học chỉ ra rằng tốc độ quay của máy giặt, số lần lồng giặt đổi hướng hoặc tạm dừng trong một chu kỳ cũng có thể gây ra hiện tượng rụng sợi vải. Tuy nhiên, công trình mới này chỉ ra rằng các chu kỳ vải dễ hỏng có thể kích hoạt thêm tác động không mong muốn. Điều này nghĩa là bằng cách tạo ra hàng dệt may không cần giặt tẩy và ít có khả năng bị rụng sợi vải là đã giảm thiểu ô nhiễm trên hành tinh.
Cam kết thay đổi tạo ra kết quả ấn tượng
Năm hành động trong danh sách này là những điều mà các nhà sản xuất có thể làm ở cấp độ nhà máy. Các yếu tố khác – chẳng hạn như các quy định của chính phủ hoặc thiếu hụt chuỗi cung ứng có thể khiến ngành dệt may dần dần hoạt động theo những cách hỗ trợ môi trường.
Bất kể các phương pháp được sử dụng là gì, bước đầu tiên quan trọng đối với một nhà máy dệt may là chọn t kế hoạch hành động. Nhiều công ty đưa ra những lời hứa mơ hồ về những cải tiến mà họ muốn thực hiện vào một thời điểm nào đó, nhưng họ chỉ dừng lại ở những chi tiết cụ thể. Khi các doanh nghiệp xác định được khả năng của mình để làm gì và cam kết thực hiện, họ sẽ đi đúng hướng để giải quyết một vấn đề cấp bách trong lĩnh vực thời trang.
Người dịch: Nguyễn Thị Lan Hương
https://www.textiletoday.com.bd/5-ways-textile-manufacturers-can-reduce-environmental-impact/