Khan hiếm đơn hàng veston, sơ mi cao cấp

Nhiều doanh nghiệp may veston, sơ mi cao cấp gần như chưa có đơn hàng cho 2 quý cuối năm 2020 do tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới vẫn tiếp tục tăng mạnh.

 

Tổng cầu hàng dệt may toàn cầu trong năm 2020 dự báo chỉ còn 600-640 tỷ USD, theo đó, xuất khẩu hàng dệt may của nước ta có thể giảm hơn 7 tỷ USD.
Tổng cầu hàng dệt may toàn cầu trong năm 2020 dự báo chỉ còn 600-640 tỷ USD, theo đó, xuất khẩu hàng dệt may của nước ta có thể giảm hơn 7 tỷ USD.

Tổng cầu hàng dệt may toàn cầu "rớt" sâu

Dịch Covid-19 đã gây ra những tác động tiêu cực đối với chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu. Đối với một quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn như Việt Nam, một khi chuỗi cung ứng bị đứt gãy, cũng đồng nghĩa với việc khó có tăng trưởng.

Số liệu mới nhất của Trademap cho hay, năm 2019, kim ngạch nhập khẩu dệt may thế giới là 755 tỷ USD, tuy nhiên, dịch bệnh xảy đến đã tác động làm tổng cầu dệt may toàn thế giới năm 2020 nhiều nguy cơ bị sụt giảm mạnh. Với kịch bản dịch bệnh kéo dài đến hết năm 2020, ước tổng nhập khẩu dệt may thế giới chỉ đạt đến ngưỡng 600 – 640 tỷ USD, giảm từ 15-20% so với mức 755 tỷ USD của năm 2019.

Khảo sát của Liên đoàn các nhà sản xuất thiết bị và hàng hoá dệt may cũng đưa ra dự báo về khả năng suy giảm 25% tổng cầu 2020 toàn thế giới.

Đại dịch Covid-19 đã và đang tác động nghiêm trọng đến cả hai phía cung và cầu của nền kinh tế. Nhu cầu tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động dự trữ, giãn cách xã hội, tâm lý không chắc chắn về diễn biến tương lai cùng những chính sách thắt lưng buộc bụng của các hộ gia đình và hành động dè dặt trong đầu tư, chi tiêu của các doanh nghiệp.

Về phía cung, Covid-19 tác động đến nguồn cung khi gây nên sự đứt gẫy, gián đoạn chuỗi cung ứng, buộc nhiều nhà máy phải tạm thời đóng cửa, hạn chế mở các cửa hàng ở một số quốc gia, gây nên tâm lý dự trữ của người tiêu dùng.

Về tổng cầu dệt may thế giới, bước sang quý II/2020, tình hình thị trường dệt may thế giới nhìn chung vẫn chưa đón nhận nhiều dấu hiệu khả quan, cầu thị trường chưa chuyển biến nhiều. Cụ thể, niềm tin tiêu dùng các mặt hàng ở Mỹ, EU và Nhật Bản chưa có nhiều tín hiệu vui.

Các số liệu nhập khẩu hàng may mặc và một loạt động thái giảm giá kích cầu, đẩy hàng tồn kho đi nhằm tránh tồn đọng vốn của các hãng bán lẻ, cũng như tạm ngừng nhập khẩu may mặc của các nhà nhập khẩu lớn cho thấy, thị trường cũng như cầu tiêu dùng các mặt hàng quần áo khá chững.

Đơn cử, số liệu nhập khẩu dệt may của Mỹ cho thấy, kim ngạch nhập khẩu dệt may trong 4 tháng đầu năm của nước này chỉ đạt 28,7 tỷ USD, giảm tới 18,4% so với cùng kỳ năm ngoái, điều chưa từng thấy trong 10 năm trở lại đây.

Sự kiện một loạt hãng thời trang đệ đơn xin phá sản, ví dụ như trường hợp của JCPenny với 850 cửa hàng phải đóng cửa cho thấy sức ép tài chính lên các thương hiệu thời trang trong thời kỳ kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh là rất lớn.

Mới đây là RTW Retalwinds của Mỹ, có trụ sở tại New York với hơn 100 năm tồn tại cũng không thể trụ nổi sau cơn bão Covid.

Một khảo sát của Liên đoàn các nhà sản xuất Dệt may quốc tế (ITMF) tại hơn 700 công ty dệt may trên toàn thế giới cho thấy, các đơn đặt hàng hiện tại trên toàn cầu giảm trung bình 31%. Khoảng 959 nhà máy ở Bangladesh cho biết, do Covid-19 mà lượng đơn hàng xuất khẩu may mặc với số lượng 826,42 triệu chiếc, tương đương 2,67 tỷ USD đã bị hoãn, hủy, đẩy nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ vào trạng thái “sống dở chết dở”. 

Ngoài việc tạm dừng các đơn đặt hàng mới, người mua cũng yêu cầu các nhà cung cấp không chuyển đơn quần áo đã may và trả chậm. Trong những trường hợp này, các nhà sản xuất đã phát sinh chi phí và có thể mắc nợ các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào. Ngay cả khi một số công ty đang chuyển sang sản xuất thiết bị bảo vệ cá nhân cho mục đích y tế, nhìn chung vẫn không đủ đối với nhiều nhà sản xuất vì các đơn hàng này không cung cấp đủ việc làm cho tất cả những người bị sa thải do ảnh hưởng của đại dịch.

Dệt may Việt Nam sẽ giảm bao nhiêu tỷ USD

Số liệu của Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) ghi nhận, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 15,68 tỷ USD, giảm tới 13,4% so với cùng kỳ 2019 và là mức giảm mạnh trong 1 thập kỷ trở lại đây của ngành dệt may xuất khẩu.

6 tháng cuối năm 2020, doanh nghiệp dệt may mới thực sự bước vào giai đoạn khó khăn khi các mặt hàng truyền thống, thế mạnh của nhiều doanh nghiệp may như veston, sơ mi cao cấp gần như chưa có đơn hàng cho 2 quý cuối năm do tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới vẫn tiếp tục tăng mạnh.

Với tình hình thị trường kể trên, dự báo xuất khẩu dệt may của Việt Nam 6 tháng cuối năm tiếp tục giảm khoảng từ 14-18% so với cùng kỳ, khiến tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2020 vào khoảng 32,75 tỷ USD, giảm khoảng 16% so với 2019.

Ở một kịch bản u ám hơn, các chuyên gia tư vấn về dệt may toàn cầu thuộc dự án của Wazir Advisors còn dự đoán tình trạng tiêu thụ dệt may, da giày năm 2020 tại Mỹ và EU còn giảm lần lượt xấp xỉ khoảng 30% do tâm lý người tiêu dùng lo lắng về tương lai.

Dự kiến từ quý III/2021, mức tiêu thụ mới có khả năng hồi phục lại mức bình thường. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào sự kiểm soát bệnh dịch cũng như việc mở cửa trở lại các cửa hàng tại các quốc gia nhập khẩu lớn.

Dự báo xuất khẩu dệt may của Việt Nam theo thị trường 2018-2020

 

                                                                                    (Đơn vị: Triệu USD)

 

2018

2019

2020

2019/2018

(%)

2019/2020

(%)

Thế giới

36.375

39.026

32.755

7,29

-16,07

Mỹ

14.006

15.146

12.889

8,14

-14,9

EU

5.869

6.189

5.149

5,45

-16,8

Trung Quốc

4.059

4.228

3.344

4,16

-20,9

Nhật Bản

4.031

4.179

4.042

4,12

-3,7

Hàn Quốc

3.825

3.835

3.455

0,26

-9,9

Khác

4.585

5.431

3.875

18,45

-28,7

                            Nguồn: Vitas

 

 

ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN

Vui lòng đọc kĩ nội dung Thư mời gia nhập hội
Điền đầy đủ thông tin vào đơn gia nhập hội và gửi về địa chỉ bên dưới

  • Address: 183H Dương Quảng Hàm, P. 5, Q.Gò Vấp
  • Phone: (08) 6 2973 567 - Fax : (08) 62 973 540
  • Website: http://agtek.org.vn/