Ngành dệt may của Ấn Độ đang bị ảnh hưởng nặng bởi COVID-19

Sau nông nghiệp, ngành dệt may của Ấn Độ được coi là ngành tạo việc làm lớn thứ hai của nước này và hiện đang sử dụng khoảng 105 triệu lao động trực tiếp và gián tiếp, tuy nhiên, Dệt may Ấn Độ đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi Đại dịch Covid 19.

Ấn Độ đã thực hiện lệnh phong tỏa trên cả nước từ ngày 25/3 dự kiến kéo dài đến 03/5, tất cả nhà máy - xí nghiệp sản xuất hàng không thiết yếu phải đóng cửa, từ 20/4 một số nhà máy được hoạt động trở lại nhưng với số lượng lao động rất hạn chế.

Theo các chuyên gia trong ngành, tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Ấn Độ trong năm nay chỉ đạt khoảng 35-36 tỷ USD, giảm mạnh so với mức trên 40 tỷ USD của năm ngoái.

Chỉ trong hai tháng đầu năm 2020, xuất khẩu sợi đã giảm 30% về giá trị, xuất khẩu sợi bông sang Trung Quốc, Iran, Hàn Quốc và Việt Nam đã giảm mạnh.

Mỹ và châu Âu là hai thị trường lớn nhất cho các nhà xuất khẩu dệt may Ấn Độ, tuy nhiên, các nước này đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid, hầu hết các đơn hàng xuất khẩu đã bị hủy trong thời gian vừa qua.

Đại dịch đã khiến các nhãn hiệu thời trang lớn thông báo hủy đơn đặt hàng và giảm bớt lao động. Theo trang Moneycontrol, “Macy, nhà khổng lồ bán lẻ có trụ sở tại Mỹ, đã tuyên bố rằng họ sẽ cho nghỉ phép hầu hết trong số 130.000 nhân viên của mình. Thương hiệu thời trang xa xỉ Burberry của Anh đã dự đoán doanh số sẽ giảm mạnh khoảng 70-80%. Nhà bán lẻ Primark có trụ sở tại Vương quốc Anh đã hủy bỏ tất cả các đơn đặt hàng mới”.

 Ông T Rajkumar, Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Dệt may Ấn Độ (CITI) cho biết “Sự lây lan của virus ở Trung Quốc và sau đó đã lan sang EU và Hoa Kỳ đã ảnh hưởng lớn đến chúng tôi vì đây là các thị trường lớn cho các sản phẩm dệt may của Ấn Độ”.

Chính phủ đã yêu cầu đóng cửa tất cả các trung tâm và cửa hàng bán lẻ để ngăn chặn dịch bệnh đã dẫn đến việc giảm đáng kể doanh số bán hàng dệt may trong nước.

Các doanh nghiệp Dệt may đã đề nghị Chính phủ sớm có chính sách hỗ trợ, “giải cứu” ngành này, ông T Rajkumar cũng cho biết “Chỉ trừ khi có chính sách hỗ trợ của Chính phủ, các doanh nghiệp Dệt May của Ấn Độ mới có thể tồn tại sau đại dịch, nhà nước yêu cầu phải trả lương cho công nhân đầy đủ trong khi đó không có bất kỳ hoạt động sản xuất được diễn ra và nhiều người lao động nhập cư đã trở về quê hương của họ”.

Các quốc gia trên thế giới đã mở rộng các gói hỗ trợ để vượt qua khủng hoảng, ví dụ như Đức đã công bố gói tài chính trị giá 500 tỷ Euro cho các công ty bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nhằm tăng cường thanh khoản, ông Rajkumar nói: “Theo kế hoạch này, bất kỳ công ty Đức nào gặp phải khó khăn trong cuộc khủng hoảng này đều có thể vay họ trong thời gian dài hơn với lãi suất bằng 0 cho đến khi họ hoàn toàn hồi phục; họ không phải trả lại tiền”.

Bùi Trung Thướng

 
 
Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ
Nguồn:Vietnamexport.com
 

ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN

TRỞ THÀNH HỘI VIÊN AGTEK - MỞ RỘNG MẠNG LƯỚI - PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA BẠN - GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM BỀN VỮNG 
“AGTEK – Kết Nối Doanh Nghiệp Dệt May, Thời Trang Vì Một Tương Lai Bền Vững”
 
Kính gửi: Quý Doanh nghiệp,
 

Hiệp hội Dệt May Thời Trang TP.HCM (AGTEK), tiền thân là Hội Dệt May Thêu Đan TP.HCM, với hơn 30 năm hình thành và phát triển, luôn tự hào là cầu nối vững chắc giữa cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý, góp phần thúc đẩy ngành dệt may – thời trang ngày càng phát triển.
Với sứ mệnh đồng hành, hỗ trợ và nâng tầm giá trị cho các doanh nghiệp, Hiệp Hội Dệt May Thời Trang Tp. HCM (AGTEK) trân trọng kính mời Quý Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực: dệt may, thời trang, nguyên phụ liệu, thiết bị – công nghệ ngành dệt may cùng gia nhập mái nhà chung AGTEK.
Chúng tôi tin rằng sự tham gia của Quý Doanh nghiệp sẽ góp phần làm nên một cộng đồng doanh nghiệp đoàn kết, sáng tạo và phát triển bền vững.
Khi trở thành hội viên AGTEK, Quý Doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích thiết thực, từ việc kết nối cộng đồng doanh nghiệp, mở rộng cơ hội hợp tác, giao lưu chia sẻ cùng các doanh nghiệp trong ngành.
 
Trân trọng,
Hiệp hội Dệt May Thời Trang TP.HCM (AGTEK)
  • Address: Phòng 8 - Lầu 15 - 285 Cach Mạng Tháng Tám, p.12, Quận 10, TP.HCM 
  • Phone: (08) 6 2973 567 - Fax : (08) 62 973 540
  • Website: http://agtek.org.vn/