Tuy nhiên, theo ông Phan Văn Việt (ảnh), Phó Chủ tịch Hội Dệt may – Thêu đan TPHCM cần có các giải pháp hỗ trợ kịp thời từ Nhà nước mới có thể giúp DN vượt qua “cửa ải” này.
Xin ông cho biết tình hình sản xuất, kinh doanh của các DN dệt may tại TPHCM hiện nay?
Tình hình của các DN dệt may hiện nay đang rất căng thẳng do khó cả đầu vào nguyên liệu và đầu ra sản phẩm. Về đầu vào, theo thông tin chúng tôi nắm được sẽ có khoảng 50%, DN sẽ hết nguyên liệu sản xuất vào cuối tháng 3 tới đây. Hiện nay các DN cũng đã tìm kiếm các nguồn nguyên phụ liệu thay thế từ Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, tuy nhiên, hiện nay các nước này, đặc biệt là Hàn Quốc cũng đang bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19 nên cũng chưa có thể chắc chắn về nguồn cung.
Về đầu ra, hiện các đơn hàng XK đi Mỹ và châu Âu cũng đã bị giảm từ 20-30% do sức tiêu thụ tại các thị trường này sụt giảm vì ảnh hưởng dịch. Do đó, dù có tháo được nút thắt về nguyên phụ liệu sản xuất từ Trung Quốc thì DN cũng sẽ gặp khó khăn vì không bán được hàng. Với tình hình hiện nay nếu dịch Covid tiếp tục kéo dài thì chỉ đến tháng 6 sẽ có khoảng 50% DN phải cho công nhân nghỉ chờ việc.iện nay thu nhập trung bình của công nhân ngành may khoảng 6 triệu đồng/tháng và cán bộ quản lý là 10 triệu/tháng. Với số lượng tối thiểu một DN có khoảng 1.500 công nhân, có DN có từ 5.000 đến 6.000 công nhân, thậm chí có DN lên tới 10.000 công nhân. Như vậy, chỉ cần trả lương chờ việc cho 1.000 công nhân thì DN đã phải bỏ ra 6 tỷ đồng/tháng, 5 tháng hết 30 tỷ đồng. Do đó, khả năng các DN cũng chỉ có thể chịu đựng được từ 2 đến 3 tháng. Nếu dịch Covid -19 kéo dài đến hết năm thì có khoảng 50% DN sẽ bị phá sản.
Vậy còn tình hình tiêu thụ tại thị trường nội địa thế nào, thưa ông?
Doanh thu bán lẻ của ngành thời trang tại thị trường nội địa đã giảm rất mạnh từ sau Tết trở lại đây với mức giảm từ 80% đến 85%. Hiện nay, một số trung tâm thương mại như Dimond, Takasimaya, Aone đã giảm giá thuê mặt bằng tùy theo vị trí và doanh số của nhãn hàng. Tuy nhiên, các DN vẫn gặp rất nhiều khó khăn vì với doanh thu quá thấp như hiện nay thì cho dù có được giảm giá thuê mặt bằng DN vẫn phải chịu lỗ lớn.
|
Trong tình hình khó khăn như hiện nay các DN cần có giải pháp gì để tháo gỡ khó khăn, thưa ông?
|
Hiện nay phần lớn các DN đang phải cố gắng cân bằng sản xuất để duy trì thời gian làm việc liên tục cho người lao động vì nếu phải cho công nhân nghỉ việc thì sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề về xã hội. Hiện một số DN đã giảm bớt giờ làm từ 8 tiếng xuống còn 7 tiếng, thậm chí là 5 tiếng, rút ngắn thời gian làm việc xuống từ 6 ngày xuống còn 5 ngày/tuần. Một số DN cũng đã chuyển sang sản xuất khẩu trang vải để đáp ứng nhu cầu phòng dịch trong tình hình khẩu trang y tế đang khan hiếm nhằm giảm bớt khó khăn và tạo thêm việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, đây chỉ là những giải pháp tạm thời trước mắt, về lâu dài cần phải có các giải pháp căn cơ hơn mới có thể giúp DN vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Với vai trò lãnh đạo Hội, theo ông, Nhà nước cần có giải pháp gì để hỗ trợ hiệu quả cho DN dệt may trong tình hình hiện nay?
Với tình hình đang rất khó khăn của các DN hiện nay, nhà nước cần phải có các chính sách hỗ trợ cụ thể và tức thời thì mới có thể giúp DN vượt qua được. Cụ thể như: Giảm 50% thuế Giá trị gia tăng (GTGT) và thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với DN trong năm 2020, chậm nộp thuế GTGT quý IV/2019 và thuế TNDN của năm 2019 sang quý III hoặc quý IV/2020. Miễn giảm thuế NK nguyên phụ liệu đối với DN sản xuất nội địa; miễn tiền phạt chậm nộp thuế, khoanh nợ, giãn nợ, ân hạn nợ, giảm lãi suất, cơ cấu lại khoản vay đối với các ngành kinh tế bị ảnh hưởng.Bên cạnh đó, cần miễn các khoản đóng góp cho quỹ bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn trong thời gian người lao động phải chờ nghỉ việc do ảnh hưởng dịch bệnh; tạm dừng các cuộc thanh tra, kiểm tra thường niên trong năm để DN tập trung thời gian, nguồn lực cho sản xuất, kinh doanh; giãn thời gian quyết toán thuế đến 30/6 thay vì 31/3 như quy định vì dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, việc giãn nộp quyết toán thuế sẽ tránh được chuyện tụ tập đông người, tiềm ẩn nguy cơ gây dịch bệnh.
|
Ngoài ra, cũng liên quan đến các chính sách về thuế, hiện các DN dệt may đang gặp một số vướng mắc cần được tháo gỡ kịp thời. Điển hình như về lĩnh vực Hải quan, theo quy định tại Điều 10, Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP đối với DN sản xuất XK nếu đưa đi gia công một phần hoặc toàn bộ thì phần đưa đi gia công lại sẽ không được miễn thuế NK. Đối với hoạt động gia công XK nếu đưa đi gia công một phần hoặc toàn bộ thì phần đưa đi gia công lại sẽ được miễn thuế nếu có thông báo hợp đồng gia công lại. Quy định này đang gây nhiều khó khăn cho các DN sản xuất XK. Do vậy, Hội đề nghị sửa lại theo hướng miễn thuế NK đối với nguyên phụ liệu đưa đi gia công tại cơ sở sản xuất khác trên cơ sở bình đẳng giữa loại hình sản xuất, XK và gia công.
|
ương tự đối với điều kiện hưởng thuế GTGT 0% theo quy định tại điểm d khoản 1, Điều 6 và điểm C khoản 2 Điều 9 Nghị định 209/2013/NĐ-CP, đối với hàng hóa XK để được áp dụng mức thuế suất 0% phải đáp ứng các điều kiện như: Có hợp đồng mua bán, gia công hàng hóa XK, có chứng từ thanh toán tiền hàng. Tuy nhiên, bộ hồ sơ hải quan nộp tại thời điểm đăng ký tờ khai theo quy định hiện hành đối với hàng XK không quy định phải có các giấy tờ trên. Vì vậy, căn cứ quy định trên là chưa đủ điều kiện để cơ quan Hải quan xác định thuế suất thuế GTGT 0% đối với hàng hóa XK khi làm thủ tục hải quan. Do vậy, cần sửa đổi, bổ sung Nghị định này, quy định đối với hàng hóa XK được áp dụng mức thuế suất 0% nếu tại thời điểm làm thủ tục XK, bộ hồ sơ hải quan đối với hàng XK phù hợp theo quy định của Bộ Tài chính. Khi khấu trừ thuế GTGT đầu vào, cơ quan Thuế sẽ thực hiện kiểm tra nếu đáp ứng điều kiện đầy đủ các chứng từ quy định thì được khấu trừ thuế.
Xin cảm ơn ông!