Phát hiện mới: Gỗ và tơ nhện có thể trở thành vật liệu của tương lai

Vật liệu độc đáo này vượt trội so với hầu hết các vật liệu tổng hợp và tự nhiên ngày nay nhờ có độ bền và độ cứng cao, kết hợp với độ dẻo dai tăng.

Vật liệu độc đáo này vượt trội so với hầu hết các vật liệu tổng hợp và tự nhiên ngày nay nhờ có độ bền và độ cứng cao, kết hợp với độ dẻo dai tăng.    
 
 
chat lieu cua tuong lai ket hop giua soi go va to nhen
Tơ là một loại protein tự nhiên nhưng cũng có thể được sản xuất tổng hợp. (Nguồn: Scitech Daily)

Đạt được đồng thời cả độ bền cứng và khả năng đàn hồi vẫn là một thách thức lớn trong kỹ thuật vật liệu. Đơn giản vì tăng sức mạnh có nghĩa là mất khả năng đàn hồi và ngược lại.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu của Đại học Aalto và Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật VTT của Phần Lan đã thành công trong mục tiêu vượt qua thử thách này.

Các nhà nghiên cứu đã tạo ra một vật liệu dựa trên lý thuyết sinh học thực sự mới, bằng cách dán các sợi cellulose gỗ và protein của tơ được tìm thấy trong các sợi mạng nhện.

Kết quả là một vật liệu rất chắc chắn và có khả năng đàn hồi có thể trở thành vật liệu lý tưởng được sử dụng trong tương lai. Đây như là một sự thay thế cho nhựa hay là một phần của vật liệu tổng hợp sinh học và trong các ứng dụng y tế, sợi phẫu thuật, ngành dệt may, bao bì.

Theo giáo sư Markus Linder của Đại học Aalto, thiên nhiên cung cấp các thành phần tuyệt vời để phát triển các vật liệu mới, như cellulose gỗ và protein của tơ nhện được sử dụng trong nghiên cứu này. Ưu điểm của cả hai loại vật liệu này là không giống như nhựa, chúng có khả năng phân hủy sinh học và không gây hại cho thiên nhiên giống như vi nhựa.

Linder cho biết: “Các nhà nghiên cứu của chúng tôi chỉ cần có khả năng tái tạo các tính chất tự nhiên này. Vì chúng tôi biết cấu trúc của DNA, chúng tôi có thể sao chép nó và sử dụng nó để sản xuất các phân tử protein tơ tằm tương tự như được tìm thấy trong các chuỗi mạng nhện.

Các nhà khoa học tiết lộ đã sử dụng bột cây bạch dương, phá vỡ nó thành các sợi nano cellulose và sắp xếp chúng thành một giàn cứng. Trong khi đó, tơ là một loại protein tự nhiên được bài tiết bởi động vật như tằm và cũng được tìm thấy trong các sợi mạng nhện. Tuy nhiên, tơ nhện được các nhà nghiên cứu của Đại học Aalto sử dụng không thực sự được lấy từ mạng nhện mà thay vào đó được sản xuất bởi các vi khuẩn có DNA tổng hợp.

Nguồn: Thế giới và Việt Nam

ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN

TRỞ THÀNH HỘI VIÊN AGTEK - MỞ RỘNG MẠNG LƯỚI - PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA BẠN - GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM BỀN VỮNG 
“AGTEK – Kết Nối Doanh Nghiệp Dệt May, Thời Trang Vì Một Tương Lai Bền Vững”
 
Kính gửi: Quý Doanh nghiệp,
 

Hiệp hội Dệt May Thời Trang TP.HCM (AGTEK), tiền thân là Hội Dệt May Thêu Đan TP.HCM, với hơn 30 năm hình thành và phát triển, luôn tự hào là cầu nối vững chắc giữa cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý, góp phần thúc đẩy ngành dệt may – thời trang ngày càng phát triển.
Với sứ mệnh đồng hành, hỗ trợ và nâng tầm giá trị cho các doanh nghiệp, Hiệp Hội Dệt May Thời Trang Tp. HCM (AGTEK) trân trọng kính mời Quý Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực: dệt may, thời trang, nguyên phụ liệu, thiết bị – công nghệ ngành dệt may cùng gia nhập mái nhà chung AGTEK.
Chúng tôi tin rằng sự tham gia của Quý Doanh nghiệp sẽ góp phần làm nên một cộng đồng doanh nghiệp đoàn kết, sáng tạo và phát triển bền vững.
Khi trở thành hội viên AGTEK, Quý Doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích thiết thực, từ việc kết nối cộng đồng doanh nghiệp, mở rộng cơ hội hợp tác, giao lưu chia sẻ cùng các doanh nghiệp trong ngành.
 
Trân trọng,
Hiệp hội Dệt May Thời Trang TP.HCM (AGTEK)
  • Address: Phòng 8 - Lầu 15 - 285 Cach Mạng Tháng Tám, p.12, Quận 10, TP.HCM 
  • Phone: (08) 6 2973 567 - Fax : (08) 62 973 540
  • Website: http://agtek.org.vn/