Cơ hội cho doanh nghiệp dệt may từ thị trường "ngách"

Các doanh nghiệp ngành dệt may hoàn toàn có cơ hội phát triển xuất khẩu, mang lại giá trị gia tăng cao khi lựa chọn được con đường ngách.

Hiện nay, trong cơ cấu xấu khẩu của ngành dệt may, các sản phẩm sản xuất từ loại vải này chưa chiếm tỉ trọng lớn về xuất khẩu, mới chỉ dừng ở mức 10-20% trong cơ cấu chủng loại sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó, giá trị sản phẩm may mặc từ vải denim chiếm khoảng 80 tỉ USD trong ngành công nghiệp xuất khẩu của toàn cầu, theo số liệu của Euromonitor.

D

Các doanh nghiệp ngành dệt may hoàn toàn có cơ hội phát triển xuất khẩu, mang lại giá trị gia tăng cao khi lựa chọn sản xuất các sản phẩm may mặc từ vải denim.

Chưa kể trong hoạt động sản xuất vải denim, Việt Nam đang làm chủ được nguồn nguyên liệu với tỷ lệ nội địa hóa và khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất sản phẩm quần jean lên đến 55-60%.

Chính tiềm năng và dư địa của ngành sản xuất này đã “hối thúc” sự tham gia của các nhà đầu tư.

Mới đây, thị trường ngành dệt may đã ghi nhận một tin vui đến từ doanh nghiệp nội đó là Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú đang trong quá trình chuẩn bị để hợp tác với thương hiệu sản xuất vải denim hàng đầu của Hong Kong là với Công ty TNHH Advance Denim.

Được biết, doanh nghiệp này đã có 30 năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất này đồng thời cũng là một mắt xích quan trọng chuyên cung cấp vải cho các thương hiệu thời trang của tầm trung của thị trường EU như H&M, Zara..

Theo chia sẻ của đại diện doanh nghiệp Việt Nam, thì đến tháng 9 tới đây, doanh nghiệp Hong Kong sẽ đến nhà máy để bắt đầu quá trình làm việc và kỳ vọng về một kết quả tốt đẹp sẽ sớm có nhiều đơn hàng xuất khẩu.

Việc này không chỉ dừng ở kết quả hợp tác giữa hai doanh nghiệp, mà còn mở ra cơ hội, cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng ngành dệt may nói chung và các sản phẩm sản xuất từ vải denim nói riêng. Bởi trước đây, các thương hiệu nước ngoài như Zara, H&M… đều sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan hoặc Thái Lan.

Trước đó, dù không lựa chọn cách hợp tác hoặc mua lại sản phẩm của doanh nghiệp Việt, các nhà đầu tư có tên tuổi như hay Texhong của Trung Quốc hay Hyosung của Hàn Quốc đã đầu tư hàng chục triệu cọc sợi để sản xuất vải denim. Ngoài ra, cũng phải kể đến dự án hợp tác giữa doanh nghiệp TCE (Hàn Quốc), Tập đoàn Dệt May Việt Nam và Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thiên Nam.

Sự hợp tác của 3 bên đó chính là việc xây dựng nhà máy dệt vải denim với công suất 30 triệu mét/năm đã được khởi công tại Khu công nghiệp Hoà Xá, Nam Định với tổng vốn đầu tư là 40 triệu USD. Theo đó, dây chuyền dệt vải denim là dây chuyền hiện đại, đầu tư đồng bộ từ công đoạn mắc – nhuộm – hồ – dệt – hoàn tất.

Được biết, đây là dự án hợp tác đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất vải denim giữa doanh nghiệp Việt Nam và “ông lớn” trong ngành dệt may đến từ Hàn Quốc.

Việc doanh nghiệp chủ động tham gia đâu tư trực tiếp hay chọn cách liên doanh cùng doanh nghiệp Việt Nam hoặc mua lại sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam cũng là xu hướng tất yếu. Bởi, không chỉ doanh nghiệp Việt Nam mà cả doanh nghiệp nước ngoài họ đều nhìn thấy cơ hội từ việc tận dụng xuất xứ sản phẩm để xuất khấu trong khuôn khổ các hiệp định thương mại tự do. Có chăng là doanh nghiệp nước ngoài họ nhìn nhận cơ hội một cách nhạy bén hơn, nhanh hơn.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, PGS, TS Hoàng Văn Cường – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân chia sẻ: “Trong điều kiện của chuỗi cung ứng của ngành dệt may, doanh nghiệp Việt Nam đang bị yếu ở khâu đầu vào như là bông, sợi đến vải thì việc lựa chọn chủ động thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào những khâu then chốt, cốt lõi trong ngành công nghiệp sợi hoặc vải để sản xuất nguyên liệu trong nước thay vì nhập khẩu từ nước ngoài là điều rất cần thiết ở thời điểm này. Nếu doanh nghiệp không muốn bị “lấn lướt” ngay trên sân nhà và trong ngành vốn là thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam”.

Như vậy, tiềm năng để phát triển các sản phẩm may mặc từ vải denim là rất lớn khi có sự tham gia mạnh tay từ các nhà đầu tư trong nước, liên doanh và thậm chí là nước ngoài.

Nguồn:Enternews.vn

ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN

Vui lòng đọc kĩ nội dung Thư mời gia nhập hội
Điền đầy đủ thông tin vào đơn gia nhập hội và gửi về địa chỉ bên dưới

  • Address: 183H Dương Quảng Hàm, P. 5, Q.Gò Vấp
  • Phone: (08) 6 2973 567 - Fax : (08) 62 973 540
  • Website: http://agtek.org.vn/