Ngành bông Trung Quốc được trợ giá 4,3 tỷ USD trong vụ bông 2017-2018

Theo Ủy ban Tư vấn bông Quốc tế (ICAC) thì ước tính chính phủ Trung Quốc đã trợ giá tổng cộng 4,3 tỷ USD (33 cent/pound) cho ngành bông trong vụ 2017-2018, tăng từ con số 3,3 tỷ USD (30 cent/pound). Ngoài khoản trợ giá trực tiếp, các nhà sản xuất bông Trung Quốc còn được hưởng các lợ ích từ chính sách bảo vệ biên giới ở Trung Quốc.

Theo một báo cáo do ban Thư ký ICAC chuẩn bị tại Washington DC thì Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ sản xuất bông bằng cách kiểm soát lượng bông nhập khẩu và giá trị nhập khẩu bằng cách áp dụng các biện pháp bảo vệ biên giới được dựa trên hạn ngạch và thuế suất khả biến, với thuế hữu hiệu là 40% lên bông nhập khẩu không có hạn ngạch.

Chính phủ Trung Quốc cũng duy trì dự trữ bông chiến lược, phục vụ như kho hàng đệm quốc gia, do Tổng Công ty Dự trữ Bông Quốc gia Trung Quốc (CNCRC) quản lý. Trung Quốc đưa bông ra thị trường từ kho dự trữ thông qua hệ thống đấu giá khi có thiếu hụt, và bổ sung kho dự trữ khi dư thừa, do vậy mà hỗ trợ được giá.

Theo báo cáo có nhan đề “Sản xuất và hỗ trợ mậu dịch ảnh hưởng đến ngành bông” thì từ vụ 2014-2015 Chính phủ không mua cho kho dự trữ nữa, thay vào đó chính phủ trả trực tiếp cho người trồng bồng ngoài việc người trồng bông được hưởng lợi từ các biện pháp bảo vệ biên giới.

Từ vụ 2015-2016, Trung Quốc đã hạn chế nhập khẩu bằng cách ban hành hạn ngạch nhập khẩu theo hạn ngạch theo thuế suất (TRQ) với mục tiêu giảm dự trữ chính phủ. Do sự can thiệp của chính phủ và hạn ngạch, giá bông nội địa tại Trung Quốc đã vượt giá quốc tế trong ba mùa qua.

Ban thư lý ICAC sử dụng sự chênh lệch giữa giá bông nội địa và nhập khẩu để ước tính biện pháp hỗ trợ bảo vệ biên giới cho bông Trung Quốc do sự can thiệp của chính phủ. Sự chênh lệch giá giữa chỉ số nhà cung cấp (là chỉ số bông được giao tới nhà máy tại Trung Quốc) và chỉ số FC (chỉ số bông nhập khẩu đi tới cảng chính của Trung Quốc) được điều chỉnh để đưa thêm thuế giá trị gia tăng vào, phí cảng và vận chuyển tới nhà máy, được dùng để tính toán. Lợi ích ước tính (tiền trợ giá) do người sản xuất nhận được ở Trung Quốc do có các biện pháp bảo vệ biên giới của chính phủ đã tăng từ 1 tỷ USD (9cent/pound) trong vụ 2016-2017 lên tới 1,5 tỷ USD (12 cent/pound) cho vụ 2017-2018.

Báo cáo cũng cho biết rằng “ngoài việc chênh lệch giá cao giữa bông nội địa và bông nhập khẩu, sản lượng tăng trong vụ 2017-2018 cũng góp phần vào lợi ích tích lũy lớn hơn của biện pháp bảo vệ biên giới”.

Hơn nữa, qua suốt các vụ 2014-2015, 2015-2016 và 2016-2017, Chính phủ Trung Quốc đã cấp tiền trả trợ giá trực tiếp cho những người trồng bông ở Tân Cương dựa trên sự chênh lệch giữa giá mục tiêu đặt ra cho vụ và giá trung bình của thị trường. Đối với vụ 2017-2018 và hai năm tới, giá mục tiêu được đặt tại mức của vụ 2016-2017 là 18,600 tệ/tấn (chừng 13 cent/pound tại tỷ giá trung bình theo mùa). Bằng cách sử dụng chênh lệch giữa giá mục tiêu và chỉ số CC trung bình (giá thị trường nội địa), ước tính rằng khoản trợ giá trực tiếp được trả cho các nông dân trồng bông ở tỉnh Tân Cương tổng lên tới 2,1 tỷ USD (chừng 20 cent/pound) trong vụ 2017-2018, tăng từ con số 1,6 tỷ USD (20 cent/pound) trong vụ 2016-2017. Ở các tỉnh khác, người trồng bông được hỗ trợ trực tiếp 2.000 tệ/tấn trong cả hai vụ. Ước tính rằng các khoản trợ giá trực tiếp này lên tới tổng là 340 triệu USD (14 cent/pound) trong vụ 2017-2018, giảm từ 380 triệu USD (13 cxent/pound) trong vụ 2016-2017.

Báo cáo đề cập rằng “ngoài khoản hỗ trợ bảo vệ biên giới thì tổng số tiền trả hỗ trợ giá trực tiếp cho người trổng bông ở Trung Quốc ước tính là 2,4 tỷ USD trong vụ 2017-2018,tăng so với 2 tỷ USD của vụ 2016-2017. Sự gia tăng này được cho là do sản lượng cao hơn trong vụ 2017-2018 trong khi  chênh lệch giữa giá mục tiêu và giá thị trường duy trì gần như không đổi”.

Ngoài ra chính phủ Trung Quốc đã trả cho người trồng bông khoản trợ giá lên tới khoảng 150 triệu USD một năm để dùng hạt giống chất lượng cao, mặc dầu các nông dân nhỏ lẻ không hưởng lợi nhiều từ chính sách này. Trong một vài vụ vừa qua, Trung Quốc đã cung cấp khoản trợ giá ước tính chừng 150 triệu USD một năm để vận chuyển bông từ Tân Cương tới các nhà máy ở Đông và Nam Trung Quốc.

Hoàng My Lan

https://www.fibre2fashion.com/news/cotton-news/chinese-cotton-sector-got-4-3-bn-subsidies-in-2017-18-245893-newsdetails.htm

ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN

TRỞ THÀNH HỘI VIÊN AGTEK - MỞ RỘNG MẠNG LƯỚI - PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA BẠN - GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM BỀN VỮNG 
“AGTEK – Kết Nối Doanh Nghiệp Dệt May, Thời Trang Vì Một Tương Lai Bền Vững”
 
Kính gửi: Quý Doanh nghiệp,
 

Hiệp hội Dệt May Thời Trang TP.HCM (AGTEK), tiền thân là Hội Dệt May Thêu Đan TP.HCM, với hơn 30 năm hình thành và phát triển, luôn tự hào là cầu nối vững chắc giữa cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý, góp phần thúc đẩy ngành dệt may – thời trang ngày càng phát triển.
Với sứ mệnh đồng hành, hỗ trợ và nâng tầm giá trị cho các doanh nghiệp, Hiệp Hội Dệt May Thời Trang Tp. HCM (AGTEK) trân trọng kính mời Quý Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực: dệt may, thời trang, nguyên phụ liệu, thiết bị – công nghệ ngành dệt may cùng gia nhập mái nhà chung AGTEK.
Chúng tôi tin rằng sự tham gia của Quý Doanh nghiệp sẽ góp phần làm nên một cộng đồng doanh nghiệp đoàn kết, sáng tạo và phát triển bền vững.
Khi trở thành hội viên AGTEK, Quý Doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích thiết thực, từ việc kết nối cộng đồng doanh nghiệp, mở rộng cơ hội hợp tác, giao lưu chia sẻ cùng các doanh nghiệp trong ngành.
 
Trân trọng,
Hiệp hội Dệt May Thời Trang TP.HCM (AGTEK)
  • Address: Phòng 8 - Lầu 15 - 285 Cach Mạng Tháng Tám, p.12, Quận 10, TP.HCM 
  • Phone: (08) 6 2973 567 - Fax : (08) 62 973 540
  • Website: http://agtek.org.vn/