Lo nhân lực không bắt kịp cách mạng công nghiệp 4.0

Không chỉ những công việc nặng nhọc như lắp ráp điện tử, dệt may… sẽ biến mất trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mà những công việc đòi hỏi chuyên môn cao như luật sư, nhà phân tích tài chính, bác sĩ, nhà báo hay kế toán cũng sẽ bị tự động hóa một phần hoặc hoàn toàn bởi sự thay thế bằng trí tuệ nhân tạo.

Không chỉ những công việc nặng nhọc như lắp ráp điện tử, dệt may… sẽ biến mất trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mà những công việc đòi hỏi chuyên môn cao như luật sư, nhà phân tích tài chính, bác sĩ, nhà báo hay kế toán cũng sẽ bị tự động hóa một phần hoặc hoàn toàn bởi sự thay thế bằng trí tuệ nhân tạo.
 

 

Dây chuyền sản suất tự động tại một nhà máy (Nguồn: Internet)

Rô – bốt, máy móc sẽ làm biến mất nhiều công việc 
Tại buổi Tọa đàm “Cung cấp thông tin dự báo thị trường lao động” tổ chức ngày 27/11 vừa qua tại Hà Nội, khi nói về những tác động của cách mạng công nghệ 4.0 đối với các ngành, nghề trong tương lai, ông Nguyễn Thế Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Quốc gia dịch vụ việc làm, Bộ Lao động thương binh và Xã hội cho biết, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được coi là điểm nhấn của Kỷ nguyên số, có tác động mạnh mẽ đến các ngành, nghề trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam – một quốc gia có nguồn cung lao động khá dồi dào và ổn định với hơn 55 triệu lao động.

Cũng theo ông Hà, mặc dù lực lượng lao động Việt Nam khá dồi dào nhưng chất lượng cung còn thấp. Nếu chúng ta không có sự chuẩn bị tốt thì cách mạng 4.0 có thể sẽ làm biến mất nhiều ngành, nghề thâm dụng lao động như dệt may, da giày, lắp ráp điện tử.

“Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho thấy, Việt Nam có đến 86% lao động trong các ngành dệt may và giày dép có nguy cơ cao mất việc dưới tác động của những đột phá về công nghệ. Đây là nhóm không dễ dàng tìm được việc làm thay thế vì phần lớn trong số họ không còn trẻ (từ 36 tuổi trở lên), và nhiều người trong số đó ít kỹ năng và chỉ có trình độ tiểu học” – ông Hà đưa ra nhận định.

Cũng theo ông Hà, nếu Việt Nam không có sự chuẩn bị tốt cho cách mạng công nghiệp 4.0 thì trong trung hạn, nhiều công nhân lao động, nhất là những người có tay nghề thấp, chủ yếu là lắp ráp, gia công… sẽ bị ảnh hưởng, sẽ phải chịu tác động mạnh mẽ của quá trình tự động hóa đang tăng tốc ở các nước phát triển.

Lao động Việt Nam chưa bắt nhịp với cách mạng công nghiệp 4.0

Tại buổi Tọa đàm này, các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra rằng, nguyên nhân cơ bản khiến những lao động trong nước chậm bắt nhịp với kỷ nguyên số, với cách mạng công nghiệp 4.0 là bởi hệ thống giáo dục đào tạo trong nước hiện còn nhiều bất cập.

Minh chứng rõ nét nhất cho điểm yếu của hệ thống giáo dục hiện nay chính là trình độ tiếng Anh của các sinh viên trong nước rất hạn chế. Chính vì kém tiếng Anh nên các sinh viên không gia tăng các nguồn tư liệu mở và các khóa học trực tuyến từ các nước trên thế giới. Điều này cho thấy sự thiếu sẵn sàng của hệ thống giáo dục Việt Nam đối với cuộc cách mạng nghiệp 4.0.

Một nguyên nhân nữa khiến các sinh viên trong nước sau khi tốt nghiệp không được trọng dụng là sự kết nối giữa các trường đại học và các doanh nghiệp còn yếu, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo cũng như hỗ trợ sinh viên thực tập để có kiến thức thực tế, qua đó dễ dàng xin việc sau khi tốt nghiệp.

“Hiện nay, nhiều nước phát triển như Mỹ, Châu Âu đã nhận thức được tầm quan trọng của các chương trình thực tập và hợp tác với các công ty, nhiều trường đã lập ra bộ phận hỗ trợ sinh viên các kỹ năng phỏng vấn, làm việc với nhà tuyển dụng vì họ hiểu rằng đây là điểm hết sức quan trọng giúp các trường thu hút sinh viên theo học” – ông Hà phân tích.

Ngoài ra, công tác phân tích, dự báo thông tin thị trường lao động trong nước còn thiếu và yếu cũng tác động không nhỏ tới chất lượng việc làm trong thời đại công nghiệp 4.0. “Hiện công tác phân tích, dự báo thị trường lao động vẫn được coi là mới đối với Việt Nam. Nguồn dữ liệu phục vụ cho công tác phân tích, dự báo thông tin còn chưa đồng bộ, nhất quán. Ví dụ, những thông tin về thực trạng lao động có kỹ năng nghề chưa mang tính hệ thống, bị chia cắt giữa các tỉnh, vùng, đơn vị; khả năng bao quát còn hạn chế, theo đó chưa thu hút và sử dụng được người lao động có năng lực” – ông Hà chỉ rõ.

Do vậy, để tận dụng tốt những cơ hội và hạn chế những thách thức do cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại, theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam cần chú trọng xây dựng kỹ năng cho người lao động để đáp ứng yêu cầu việc làm hiện nay và tương lai. Bênh cạnh đó, hệ thống giáo dục trong nước phải mở rộng chương trình đào tạo, đưa vào một loạt các kỹ năng mà người sử dụng lao động cần (ngành giáo dục cần dậy những kỹ năng nhận thức bậc cao, trong đó có kỹ năng quản lý), tin học, kỹ năng xã hội – tình cảm là những kỹ năng mà người sử dụng lao động hiện nay và sau này cần đến.

“Ngoài ra, phải hoản thiện hệ thống thông tin thị trường lao động và nâng cao chất lượng dự báo thị trường lao động, đặc biệt là dự báo nhu cầu lao động của các ngành nghề phổ biến trong bối cảnh công nghiệp 4.0 để định hình chính xác nhu cầu của thị trường, đổi mới giáo dục và đào tạo, trong đó có giáo dục nghề nghiệp để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và giúp người lao động chọn được nghề để học, chọn được việc để làm, có được việc làm phù hợp với những biến đổi nhanh chóng của thị trường lao động” – ông Hà nhấn mạnh. 

Nguồn: thegioitiepthi.vn

ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN

Vui lòng đọc kĩ nội dung Thư mời gia nhập hội
Điền đầy đủ thông tin vào đơn gia nhập hội và gửi về địa chỉ bên dưới

  • Address: 183H Dương Quảng Hàm, P. 5, Q.Gò Vấp
  • Phone: (08) 6 2973 567 - Fax : (08) 62 973 540
  • Website: http://agtek.org.vn/